Chương trình đào tạo Trung cấp Chế biến và bảo quản thuỷ sản

Tên ngành, nghề:     Chế biến và bảo quản thuỷ sản

Tên tiếng Anh:         Fishery product processing and conservation

Mã ngành, nghề:     5620302

Trình độ đào tạo:     Trung cấp

Hình thức đào tạo:  Chính quy

Đối tượng tuyển sinh: Người học đã tốt nghiệp trung học cơ sở và tương đương trở lên.

Thời gian đào tạo:   18 tháng

 

  1. Mục tiêu đào tạo

1.1. Mục tiêu chung:

Đào người học có kiến thức thực tế và lý thuyết cần thiết trong phạm vi của nghề Chế biến và bảo quản thủy sản; kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật và công nghệ thông tin; kỹ năng nhận thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp, kỹ năng giao tiếp ứng xử cần thiết để thực hiện các công việc có tính thường xuyên hoặc phức tạp, làm việc độc lập hay theo nhóm trong điều kiện biết trước và có thể thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm, có năng lực hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện công việc đã được định sẵn.

Người học sau khi hoàn thành chương trình đào tạo và được cấp bằng trung cấp, sẽ đảm nhận được công việc tại các vị trí việc làm đã được đào tạo. Qua thời gian làm việc tích lũy kinh nghiệm có thể đảm nhận công việc, vị trí việc làm cao hơn của nghề.

Ngoài ra, người học có thể tham gia học liên thông lên các trình độ cao hơn hoặc tự học tập nhằm đáp ứng và phát triển nghề nghiệp.

1.2. Mục tiêu cụ thể:

1.2.1. Kiến thức:

– Áp dụng được các kiến thức về vai trò, cấu tạo, tính chất và sự biến đổi của các chất  có trong cơ thể sống như protein, gluxit, lipit, enzym vào việc tiếp thu các kiến thức chuyên  môn;

– Vận dụng được các kiến thức về sinh sản, sinh lý của vi sinh vật và ảnh hưởng của  ngoại cảnh đến sự sinh trưởng, phát triển và sự trao đổi chất của vi sinh vật vào trong quá  trình chế biến và bảo quản thủy sản;

– Mô tả được các quy trình công nghệ chế biến và bảo quản thủy sản như: thủy sản đông lạnh, thủy sản khô, thủy sản đóng hộp, thủy sản giá trị gia tăng, mắm và sản phẩm dạng mắm;  nêu được nguyên lý và các yếu tố ảnh hưởng đến các quá trình công nghệ trong qui trình chế  biến các sản phẩm thủy sản đó;

– Trình bày được các phương pháp lấy mẫu, kiểm tra, đánh giá chất lượng thủy sản;

– Mô tả được các mối nguy và áp dụng các biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm vào  trong quá trình chế biến và bảo quản các sản phẩm thủy sản.

1.2.2. Kỹ năng:

+ Phân loại được nguyên liệu thủy sản theo chất lượng và kích cỡ. Thực hiện được các thao tác bảo quản và vận chuyển được nguyên liệu thuỷ sản tươi;

+ Thực hiện được các công đoạn trong qui trình chế biến sản phẩm thủy sản;

+ Sử dụng được thiết bị đo và vận hành được một số máy và thiết bị cơ bản trong quá trình chế biến;

+ Áp dụng được chương trình quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm thuỷ sản theo quy định;

+ Kiểm tra được một số chỉ tiêu chất lượng của sản phẩm thuỷ sản;

+ Thực hiện được an toàn lao động.

1.2.3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

Có ý thức trách nhiệm công dân, có thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn;

Có phương pháp làm việc khoa học, biết phân tích và giải quyết các vấn đề mới trong lĩnh vực Điện tử công nghiệp;

Năng động, tự tin, cầu tiến trong công việc, hợp tác, thân thiện, khiêm tốn trong các quan hệ;

Tự chịu trách nhiệm về chất lượng công việc, sản phẩm do mình đảm nhiệm theo các tiêu chuẩn quy định;

Chịu trách nhiệm đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của bản thân và và một phần công việc của các thành viên trong nhóm trước lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị;

Có ý thức học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp.

1.3 Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:

Người học tốt nghiệp trình độ trung cấp nghề Chế biến và bảo quản thủy sản có thể làm việc tại các vị trí công việc:

– Sơ chế, bảo quản nguyên liệu thủy sản;

– Vận hành thiết bị trong các nhà máy thủy sản;

– Trực tiếp chế biến các sản phẩm thủy sản;

– Lấy mẫu, phân tích, kiểm tra chất lượng thủy sản;

Tại các cơ sở chế biến, kinh doanh và bảo quản thủy sản; các cơ sở chế biến thủy sản  đông lạnh, thủy sản khô, nước mắm, sản phẩm dạng mắm, thủy sản đóng hộp và giá trị gia  tăng; các cơ quan kiểm tra chất lượng và an toàn thủy sản. Ngoài ra, người học có thể tự tạo  việc làm trong lĩnh vực chế biến và bảo quản thủy sản.

1.4. Khả năng học tập, nâng cao trình độ

– Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Nghiệp vụ nhà hàng khách sạn trình độ trung cấp có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;

– Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo.

  1. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học:

– Số lượng môn học, mô đun: 24;

– Khối lượng kiến thức toàn khóa học: 60 tín chỉ;

– Khối lượng các môn học chung/đại cương: 210 giờ;

– Khối lượng các môn học, mô đun chuyên môn: 1200 giờ.

– Khối lượng lý thuyết: 551 giờ; Thực hành, thực tập, thí nghiệm: 859 giờ.

  1. Nội dung chương trình:

Xem chi tiết tại đây!