Tên ngành, nghề: Kế toán
Mã ngành, nghề: 6340301
Trình độ đào tạo: Cao đẳng
Hình thức đào tạo: Chính quy
Đối tượng tuyển sinh: Người học đã tốt nghiệp trung học cơ sở và tương đương trở lên.
Thời gian đào tạo: 2,5 năm
- Mục tiêu đào tạo
1.1. Mục tiêu chung:
Kế toán trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện việc ghi chép, đo lường và cung cấp thông tin về các nghiệp vụ tài chính trong các tổ chức có hình thức sở hữu, quy mô và lĩnh vực hoạt động khác nhau, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Kế toán được xem là “ngôn ngữ” của kinh doanh, là công cụ quản lý hữu hiệu ở cấp vi mô lẫn vĩ mô. Kế toán là bộ phận không thể thiếu và được mệnh danh là cánh tay đắc lực trong quản lý tài chính tại các tổ chức. Thông tin do bộ phận kế toán cung cấp rất cần thiết cho nhà quản trị, giúp họ đưa ra các chiến lược và quyết định kinh doanh, do đó, thị trường việc làm và nhu cầu nhân lực trong ngành, nghề này rất lớn.
Người làm nghề kế toán cần có sức khỏe và đạo đức nghề nghiệp tốt, có đủ kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề đáp ứng với vị trí công việc, giải quyết được các công việc một cách chủ động, giao tiếp và phối hợp làm việc với nhiều đối tượng khác nhau.
Ngoài ra, người hành nghề cần thường xuyên học tập nâng cao trình độ chuyên môn, cập nhật thường xuyên các quy định của nhà nước về tài chính; rèn luyện kỹ năng giao tiếp bằng ngoại ngữ; mở rộng kiến thức xã hội; rèn luyện tính cẩn thận, chi tiết; rõ ràng; xây dựng ý thức nghề và sự say mê nghề nghiệp.
1.2. Mục tiêu cụ thể:
1.2.1. Kiến thức:
– Trình bày được các chuẩn mực kế toán Việt Nam;
– Trình bày được các nội dung trong chế độ kế toán và các quy định cốt lõi
trong hệ thống văn bản pháp luật về thuế;
– Xác định được vị trí, vai trò của kế toán trong ngành kinh tế;
– Mô tả được cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong doanh nghiệp, mối quan hệ giữa các bộ phận trong doanh nghiệp;
– Mô tả được các loại chứng từ kế toán và phương pháp lập chứng từ kế toán sử dụng trong các vị trí việc làm;
– Trình bày được phương pháp thu thập, sắp xếp, quản lý, lưu trữ hồ sơ, sổ sách chứng từ kế toán;
– Trình bày phương pháp ghi sổ kế toán chi tiết và sổ kế toán tổng hợp;
– Trình bày được phương pháp kiểm tra, đối chiếu, xử lý trong công tác kế toán;
– Trình bày được các phương pháp kê khai thuế, báo cáo ấn chỉ;
– Trình bày được phương pháp lập báo cáo tài chính;
– Mô tả được các nội dung và quy trình thưc hiện nghiệp vụ kế toán trên phần mềm liên quan đến nghề kế toán;
– Trình bày nội dung và quy trình thực hiện trên phần mềm hỗ trợ kê khai,
phần mềm kê khai hải quan, sử dụng chữ ký số khi nộp tờ khai, nộp thuế điện tử;
– Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.
1.2.2. Kỹ năng:
– Tổ chức được công tác tài chính kế toán phù hợp với từng tổ chức;
– Thực hiện thành thạo việc lập, kiểm tra, phân loại, xử lý chứng từ kế toán theo từng vị trí công việc;
– Sử dụng được chứng từ kế toán trong ghi sổ kế toán chi tiết và tổng hợp;
– Lập thành thạo báo cáo tài chính và báo cáo thuế;
– Lập được kế hoạch tài chính của tổ chức;
– Xây dựng được hệ thống định mức chi phí;
– Lập được báo cáo kế toán quản trị của tổ chức;
– Kiểm tra, đánh giá được công tác tài chính, kế toán;
– Cung cấp đầy đủ thông tin kinh tế về hoạt động sản xuất kinh doanh để phục vụ cho yêu cầu lãnh đạo và quản lý kinh tế ở tổ chức;
– Phân tích được thông tin tài chính để hỗ trợ nhà quản trị tổ chức;
– Tham mưu được cho lãnh đạo những ý kiến cải tiến làm cho công tác kế toán và công tác quản lý tài chính đúng pháp luật;
– Thiết lập được mối quan hệ với ngân hàng, các tổ chức tín dụng và các cơ quan quản lý chức năng;
– Sử dụng được tiếng Anh trong giao tiếp, đọc, soạn thảo tài liệu chứng từ kế toán;
– Sử dụng được máy tính, mạng máy tính, phần mềm văn phòng;
– Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; ứng dụng công nghệ thông tin trong một số công việc chuyên môn của ngành, nghề;
– Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.
1.2.3. Mức độ tự chủ và trách nhiệm
– Làm việc độc lập, làm việc theo nhóm;
– Tổ chức, đánh giá, phân tích các hoạt động nhóm;
– Có tinh thần tự học, tự rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn đáp ứng nhu cầu của công việc;
– Có đạo đức nghề nghiệp kế toán, bảo mật thông tin tài chính của tổ chức;
– Có trách nhiệm trong công việc, sử dụng, bảo quản tài sản trong tổ chức.
1.3. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:
Sau khi tốt nghiệp, người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí
việc làm của ngành, nghề bao gồm:
– Kế toán thanh toán;
– Kế toán kho và tài sản cố định;
– Kế toán lương;
– Kế toán mua – bán hàng;
– Kế toán chi phí sản xuất – giá thành;
– Kế toán thuế;
– Kế toán quản trị;
– Kế toán tổng hợp.
- Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học:
– Số lượng môn học, mô đun: 33
– Khối lượng kiến thức toàn khóa học: 92 Tín chỉ
– Khối lượng các môn học chung/đại cương: 435 giờ
– Khối lượng các môn học, mô đun chuyên môn: 1700 giờ
– Khối lượng lý thuyết: 822 giờ; Thực hành, thực tập, thí nghiệm: 1217 giờ; Thi/kiểm tra: 96 giờ
- Nội dung chương trình: