Dịch vụ pháp lý

Dịch vụ pháp lý là nghề được hiểu đơn giản là hoạt động cung cấp những dịch vụ pháp luật nhằm cung cấp các giải pháp để giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan và nảy sinh từ các hoạt động thực tiễn của mỗi cá nhân, cơ quan, doanh nghiệp…

Dịch vụ pháp lý cung cấp cho người dân gồm nhiều lĩnh vực như: Kinh tế, thương mại, Hôn nhân và gia đình, lĩnh vực tổ tụng hình sự, dân sự, lao động và việc làm, đất đai và tài nguyên…

Dịch vụ pháp lý

Tên ngành, nghề:         Dịch vụ pháp lý

Mã ngành:                            5380201

Trình độ đào tạo:               Trung cấp

Hình thức đào tạo:             Chính quy

Đối tượng tuyển sinh: Người học đã tốt nghiệp trung học cơ sở và tương đương trở lên.

Thời gian đào tạo: 18 tháng

  1. Mục tiêu đào tạo

1.1. Mục tiêu chung:

Dịch vụ pháp lý trình độ trung cấp là ngành, nghề cung cấp dịch vụ, giải pháp pháp luật trong các lĩnh vực: nghiệp vụ văn phòng dịch vụ pháp lý; tư pháp; hộ tịch; chứng thực; phổ biến, giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở; thi hành án dân sự, đáp ứng yêu cầu bậc 4 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Người học xong chương trình trung cấp ngành, nghề Dịch vụ pháp lý có thể làm việc tại các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực tư pháp như: Sở Tư pháp; Phòng Tư pháp; Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã, các tổ chức hành nghề luật sư; các tổ chức hành nghề công chứng; các trung tâm trợ giúp pháp lý; trung tâm tư vấn pháp luật; văn phòng đoàn luật sư; hội luật gia; trung tâm tư vấn hỗ trợ việc làm.

Để hành nghề người lao động phải đáp ứng các yêu cầu về sức khỏe, đủ kiến thức và hiểu biết chuyên môn, có khả năng giao tiếp trong quá trình làm việc, có đạo đức nghề nghiệp, có khả năng tổ chức và thực hiện các nghiệp vụ của ngành, nghề Dịch vụ pháp lý.

1.2. Mục tiêu cụ thể:  

1.2.1. Kiến thức:

– Trình bày được các ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam;

– Phân biệt được các quan hệ pháp luật; các quyền và nghĩa vụ của chủ thể trong các quan hệ pháp luật cơ bản thuộc các lĩnh vực khác nhau;

– Diễn đạt được các yêu cầu của pháp luật đối với các vấn đề cần xử lý, giải quyết trong quá trình thực hiện công việc;

– Trình bày được các bước thực hiện dịch vụ pháp lý cung cấp đến khách hàng;

– Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

1.2.2. Kỹ năng:

– Xây dựng được kế hoạch thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu công việc;

– Sử dụng được kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất trong công việc;

– Phân tích được các nhóm quan hệ pháp luật;

– Tra cứu, cập nhập được các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến yêu cầu công việc;

– Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; ứng dụng công nghệ thông tin trong một số công việc chuyên môn của ngành, nghề;

– Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc của Việt Nam; ứng dụng ngoại ngữ vào một số công việc chuyên môn của ngành, nghề.

1.2.3. Mức độ tự chủ và trách nhiệm

– Tôn trọng pháp luật, trung thực, chính xác, tỉ mỉ, chủ động thực hiện công việc được giao và có tác phong công nghiệp;

– Làm việc độc lập, làm việc theo nhóm giải quyết công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi;

– Đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của các thành viên nhóm;

– Ý thức học tập, rèn luyện và nâng cao trình độ chuyên môn;

– Tuân thủ các quy định đạo đức nghề nghiệp của ngành Tư pháp nói chung và quy định của ngành, nghề Dịch vụ pháp lý nói riêng.

1.3. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:

Sau khi tốt nghiệp, người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:

+ Cán bộ Tư pháp

+ Cán bộ chịu trách nhiệm về pháp lý và pháp chế

+ Nhân viên tư vấn pháp lý

+ Viên chức nhà nước

+ Nhân viên phòng/bộ phận nhân sự

+ Chứng thực;

+ Thừa phát lại.

+ Cơ quan nhà nước: các phòng, ban pháp chế, thanh tra, văn phòng thuộc tất cả các sở, ban, ngành,  các cơ quan hành chính địa phương…

+ Tổ chức xã hội: các tổ chức xã hội, đặc biệt là các tổ chức xã hội – nghề nghiệp có liên quan đến việc cung ứng các dịch vụ pháp lý như Hội Luật gia, Đoàn Luật sư.

+ Tổ chức kinh tế: tất cả các loại hình doanh nghiệp trong và ngoài nước thuộc mọi thành phần kinh tế với trong bộ phận hỗ trợ, cố vấn pháp luật cho các nhà lãnh đạo và quản lý doanh nghiệp.

+ Đơn vị có liên quan trực tiếp đến dịch vụ pháp lý: phòng công chứng, văn phòng luật sư, cán bộ tư pháp, hộ tịch, địa chính, nhà đất, toà án,…

Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp

Học viên theo học nghề Dịch vụ pháp lý cũng có nhiều cơ hội nâng cao trình độ trong tương lai.

Có thể học liên thông để đạt trình độ cao hơn thuộc chuyên ngành đã được đào tạo tại các Trường Đại học Luật uy tín trong khu vực như Đại học Luật Huế, Khoa Luật Đại học Vinh…

Có khả năng tự học tập tích luỹ kinh nghiệm, nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật và có ý thức học tập suốt đời.

1.4. Khả năng học tập, nâng cao trình độ

– Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Dịch vụ pháp lý trình độ trung cấp có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn.

– Người học sau khi tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhập những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành, nghề hoặc trong nhóm ngành nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp.

Dịch vụ pháp lý mua bán bất động sản

Nội Dung Chương Trình Học Trung Cấp Pháp Lý:

Bên cạnh kiến thức chuyên môn, chương trình học trung cấp ngành Pháp lý còn trang bị cho sinh viên các kỹ năng cần thiết. Để người học có thể làm tốt các công tác chuyên môn nghề nghiệp của mình trong tương lai như: Kỹ năng thuyết phục; Kỹ năng thuyết trình; Bản lĩnh vững vàng; Sự chủ động; Tính sáng tạo trong mỗi tình huống của công việc… Dưới đây là một số môn học tiêu biểu của ngành:

  • Luật Hiến pháp
  • Luật Hành chính
  • Luật Hình sự
  • Luật Tố tụng Hình sự
  • Luật kinh tế
  • Luật Hôn nhân – Gia đình
  • Quản lý hộ tịch
  • Luật Lao động
  • Luật Dân sư
  • Luật Tố tụng Dân sự
  • Luật Đất đai
  • Luật Thương mại
  • Luật Tài chính ngân hàng
Dịch vụ pháp lý