Educational Consultant Là Gì? Yêu Cầu Cần Có Của Chuyên Viên Tư Vấn Giáo Dục

Educational consultant là làm gì? Yêu cầu cần có của một chuyên viên tư vấn giáo dục như thế nào? Triển vọng nghề nghiệp ra sao? Để giải đáp các thắc mắc xoay quanh công việc này, mời bạn cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

Educational Consultant Là Gì
Educational Consultant Là Gì ?

1. Educational consultant là gì?

Educational consultant hay chuyên viên tư vấn giáo dục là người thực hiện tư vấn cho học sinh, phụ huynh hoặc tổ chức về các kế hoạch giáo dục phù hợp, hiệu quả.

Educational consultant là gì?

Chuyên viên tư vấn giáo dục có thể làm việc tại các trường học, hoặc trung tâm đào tạo.

2. Mô tả công việc của educational consultant

Educational consultant làm gì? Nhiệm vụ của một chuyên viên tư vấn giáo dục có thể bao gồm các công việc như:

  • Tư vấn cho học sinh, sinh viên và phụ huynh về các chương trình học tập tại trường/trung tâm.
  • Cung cấp thông tin về chương trình học như yêu cầu đầu vào, học phí, quy định cụ thể, v.v.
  • Giải đáp thắc mắc của học sinh, sinh viên và phụ huynh về chương trình học.
  • Chủ động tiếp cận những học viên tiềm năng để giới thiệu và tư vấn về chương trình học.
  • Thường xuyên theo dõi tin tức về giáo dục.
  • Cập nhật quá trình học tập của học sinh sinh viên đến phụ huynh.
  • Hỗ trợ vào một số hoạt động cụ thể như tổ chức các buổi dạy thử, tổ chức các buổi hội thảo/sự kiện tại trường học/trung tâm, v.v.

3. Yêu cầu cần có của một chuyên viên tư vấn giáo dục

Để trở thành một chuyên viên tư vấn giáo dục, bạn cần đáp ứng một số yêu cầu cơ bản như sau:

3.1 Am hiểu về chương trình đào tạo

Là người tư vấn về các chương trình đào tạo cho học sinh và phụ huynh, educational consultant bắt buộc phải hiểu rõ về chương trình học tập của trung tâm/trường học. Khi đó, bạn có thể giới thiệu, tư vấn và tự tin giải đáp những thắc mắc về chương trình học này cho học sinh, và phụ huynh.

Yêu cầu cần có của một chuyên viên tư vấn giáo dục
3.2 Kỹ năng tư vấn, giao tiếp và thuyết phục tốt

Đây được coi là một trong những kỹ năng quan trọng và không thể thiếu của vị trí tư vấn giáo dục. Kỹ năng trên được thể hiện qua cách tư vấn, truyền đạt thông tin đến học sinh, và phụ huynh.

Bên cạnh đó, còn thể hiện ở khả năng lắng nghe tích cực, tinh tế trong cách phán đoán phản hồi của đối phương, nhạy bén xử lý các thắc mắc của khách hàng, cũng như thuyết phục họ tham gia chương trình học.

3.3 Đam mê với lĩnh vực giáo dục

Là một người làm việc trong lĩnh vực giáo dục, đam mê với lĩnh vực là một yêu cầu quan trọng đối với một educational consultant.

Niềm đam mê với công việc giúp bạn có thêm động lực để làm việc, cũng như vượt qua những khó khăn có thể gặp phải trong quá trình làm nghề.

3.4 Kiên trì với công việc

Việc thuyết phục khách hàng tham gia các khóa học là một cả quá trình, do đó, dưới tư cách là một chuyên viên tư vấn giáo dục bạn phải kiên trì, bình tĩnh trong quá trình làm việc với khách hàng.

Để mua một khóa học, khách hàng cần thời gian để tìm hiểu kỹ càng về nó, do đó, bạn phải là một người đồng hành giúp khách hàng hiểu rõ về khóa học, chờ đợi thời điểm phù hợp để kích thích họ ra quyết định mua hàng.

4. Triển vọng nghề nghiệp của educational consultant

Educational consultant được đánh giá có nhiều cơ hội việc làm trong tương lai, do sự phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo.

Triển vọng nghề nghiệp của vị trí educational consultant như thế nào?
Mức lương của chuyên viên tư vấn giáo dục có cao không? Theo đó, mức thu nhập trung bình của vị trí này dao động khoảng 9 – 20 triệu đồng/tháng.

Tìm việc educational consultant ở đâu? Theo đó, bạn có thể tìm kiếm các cơ hội việc làm liên quan trên các nền tảng tuyển dụng uy tín như LinkedIn, v.v, hoặc kênh tuyển dụng chính thức của các trung tâm/trường học.

Tạm kết

Trên đây là một vài chia sẻ về công việc educational consultant gửi đến bạn. Hy vọng rằng, bài viết đã cung cấp đến bạn nhiều thông tin thú vị về vị trí việc làm này.

Lễ Trao bằng Tốt nghiệp Đại học Giáo dục Tiểu học, Giáo dục Mầm non K31, K32

Sáng ngày 21/4/2024, Trường Cao đẳng Phương Đông đã long trọng tổ chức Lễ Trao bằng Tốt nghiệp Đại học cho các Tân Cử nhân các lớp Giáo dục Tiểu học, Giáo dục Mầm non K31, K32; Chương trình đào tạo liên kết Đại học giữa Trường Cao đẳng Phương Đông và Trường Đại học Quy Nhơn.

Tham gia buổi Lễ, về phía Trường Đại học Quy Nhơn có TS. Huỳnh Công Tú – Phó trưởng phòng Đào tạo trường ĐH Quy Nhơn. Về phía Trường Cao đẳng Phương Đông có Ths. Nguyễn Thanh Hiếu – Phó Hiệu trưởng nhà trường; Thầy Lê Nhân Việt – Phó Hiệu trưởng nhà trường, Trưởng các Phòng Ban Khoa cùng 130 tân cử nhân tham  dự.

Tại buổi Lễ, TS. Huỳnh Công Tú – Phó trưởng phòng Đào tạo trường ĐH Quy Nhơn đại diện cho phía Đại học Quy Nhơn, gửi lời chúc mừng đến tất cả các tân cử nhân. Thầy chia sẻ: Lễ tốt nghiệp không chỉ là sự kết thúc mà còn là một khởi đầu mới. Đại học không chỉ cung cấp kiến thức mà còn hướng dẫn các bạn học cách “học”. Thầy tin rằng với những kiến thức từ Đại học Quy Nhơn, các bạn có thể vượt qua những khó khăn và chạm đến đỉnh vinh quang trên con đường phát triển bản thân.

TS. Huỳnh Công Tú – Phó trưởng phòng Đào tạo trường ĐH Quy Nhơn phát biểu tại buổi Lễ

fgdf

SỞ GDĐT TỈNH QUẢNG NAM

SỞ GDĐT TỈNH QUẢNG NAM

SỞ GDĐT TỈNH QUẢNG NAM

Địa chỉ: Số 8 Trần Phú, TP. Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam; Điện thoại: 0510.3812550 – 3810334; Fax: 0510.3812247; Email: vanphong.soquangnam@moet.edu.vn; Website: https://sgddt.quangnam.gov.vn/

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở

Quyết định số 26/2021/QĐ-UBND ngày 03/11/2021 của UBND tỉnh Quảng Nam ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Nam; Quyết định số 15/2022/QĐ-UBND ngày 12/5/2022 của UBND tỉnh Quảng Nam về việc sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 1 Điều 4 của Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Nam ban hành kèm theo Quyết định số 26/2021/QĐ-UBND ngày 03/11/2021

QUY ĐỊNH

CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC 
CỦA SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH QUẢNG NAM

(Kèm theo Quyết định số 26/2021/QĐ-UBND ngày 03/11/2021; được sửa đổi, bổ sung kèm theo Quyết định số 15/2022/QĐ-UBND ngày 12/5/2022 của UBND tỉnh Quảng Nam)

 

Chương I

VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN

Điều 1. Vị trí chức năng

Sở Giáo dục và Đào tạo là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo ở địa phương theo quy định của pháp luật và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo phân cấp, ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.

Sở Giáo dục và Đào tạo có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, vị trí việc làm, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ và các quy định khác của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn

1. Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam

a) Quyết định, kế hoạch, chương trình, dự án, Đề án chính sách phát triển giáo dục, phân luồng, hướng nghiệp học sinh tại địa phương phù hợp với chiến lược phát triển ngành giáo dục và kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.

b) Quyết định mức thu học phí hằng năm đối với các cơ sở giáo dục công lập thuộc phạm vi quản lý nhà nước của tỉnh theo quy định của pháp luật.

SỞ GDĐT TỈNH QUẢNG NAM
SỞ GDĐT TỈNH QUẢNG NAM

2. Trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định

a) Chính sách, chương trình, dự án, đề án phát triển giáo dục trên địa bàn theo quy định; biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước trong lĩnh vực giáo dục.

b) Phân cấp, ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp huyện, Sở Giáo dục và Đào tạo thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước về giáo dục của Ủy ban nhân dân tỉnh.

c) Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Giáo dục và Đào tạo theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3. Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định

a) Thành lập hoặc cho phép thành lập, thu hồi quyết định thành lập hoặc quyết định cho phép thành lập, sáp nhập, chia, tách, giải thể, đổi tên, chuyển đổi loại hình trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học, trong đó có cấp học cao nhất là trung học phổ thông, trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh, trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh và các cơ sở giáo dục khác thuộc phạm vi quản lý nhà nước theo quy định.

b) Thành lập, giải thể hoặc chấm dứt hoạt động đối với cơ sở giáo dục mầm non và cơ sở giáo dục phổ thông có vốn đầu tư nước ngoài (trừ cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông do cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài, tổ chức quốc tế liên chính phủ đề nghị thành lập) theo quy định.

c) Thành lập hội đồng trường, công nhận, bổ nhiệm, miễn nhiệm Chủ tịch hội đồng trường, bổ sung, thay thế thành viên Hội đồng trường; công nhận, bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, thay đổi vị trí việc làm, khen thưởng, kỷ luật đối với hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường cao đẳng sư phạm.

d) Ban hành quyết định, chỉ thị và các văn bản khác về lĩnh vực giáo dục thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh theo phân công.

đ) Khen thưởng hoặc trình cấp có thẩm quyền khen thưởng các tổ chức, cá nhân có nhiều thành tích trong hoạt động giáo dục trên địa bàn tỉnh theo quy định.

4. Quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn các đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của Sở Giáo dục và Đào tạo theo quy định.

5. Hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục; kế hoạch, chương trình, dự án, đề án và các nội dung khác về giáo dục sau khi đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

6. Hướng dẫn, tổ chức thực hiện công tác chuyên môn, nghiệp vụ; công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ, xây dựng trường chuẩn quốc gia và xây dựng xã hội học tập trên địa bàn; công tác tuyển sinh, thi, cấp, thu hồi văn bằng, chứng chỉ, kiểm định chất lượng giáo dục đối với các Phòng Giáo dục và Đào tạo, các cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý.

7. Quản lý về chuyên môn đối với việc thực hiện chương trình giáo dục thường xuyên theo quy định.

8. Quyết định cho phép hoạt động giáo dục, đình chỉ hoạt động giáo dục đối với trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là trung học phổ thông, trường phổ thông dân tộc nội trú cấp tỉnh, trường phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện có cấp trung học phổ thông, các trung tâm ngoại ngữ, tin học trên địa bàn (trừ các trung tâm ngoại ngữ, tin học thuộc đại học, trường đại học, trường cao đẳng hoạt động trong khuôn viên của trường), cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài (trừ cơ sở giáo dục đại học và phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam).

9. Quyết định thành lập hội đồng trường, công nhận, bổ nhiệm, miễn nhiệm Chủ tịch hội đồng trường, bổ sung, thay thế thành viên Hội đồng trường đối với trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là trung học phổ thông, trường phổ thông dân tộc nội trú cấp tỉnh, trường phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện có cấp trung học phổ thông trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo; quyết định công nhận, bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, thay đổi vị trí việc làm, khen thưởng, kỷ luật đối với người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu các đơn vị thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo theo tiêu chuẩn chức danh, quy định, thủ tục của cơ quan có thẩm quyền.

10. Công nhận, không công nhận hội đồng quản trị, chủ tịch hội đồng quản trị, phó chủ tịch hội đồng quản trị, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các trường trung học phổ thông tư thục, trường phổ thông tư thục có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

11. Cấp, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, quyết định đình chỉ hoạt động đối với các tổ chức kinh doanh dịch vụ tư vấn du học trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

12. Chủ trì xây dựng kế hoạch hằng năm về số lượng người làm việc của Sở Giáo dục và Đào tạo và của các cơ sở giáo dục trực thuộc, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; phân bổ số lượng người làm việc theo vị trí việc làm cho các cơ sở giáo dục trực thuộc theo quy định; hướng dẫn, tổ chức thực hiện việc tuyển dụng viên chức, sử dụng, đánh giá, đào tạo, bồi dưỡng, thực hiện chính sách đối với công chức, viên chức và người lao động tại các cơ sở giáo dục do Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý theo quy định.

13. Xây dựng dự toán ngân sách giáo dục, quyết định phân bổ, giao dự toán ngân sách đối với các cơ sở giáo dục trực thuộc sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt; duyệt quyết toán, thông báo quyết toán năm và tổng hợp báo cáo quyết toán ngân sách của các cơ sở giáo dục trực thuộc; phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư xác định, cân đối ngân sách nhà nước chi cho giáo dục hằng năm của địa phương trình cấp có thẩm quyền; hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc cấp, sử dụng ngân sách nhà nước và các nguồn tài chính hợp pháp khác cho giáo dục trên địa bàn tỉnh.

14. Hướng dẫn, tổ chức thực hiện huy động các nguồn lực để phát triển giáo dục, bảo đảm quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục trực thuộc; quản lý tài chính, tài sản, cơ sở vật chất được giao theo quy định của pháp luật. Chịu trách nhiệm giải trình về hoạt động giáo dục, chất lượng giáo dục, quản lý nhà giáo và người học, thực hiện chính sách phát triển giáo dục thuộc phạm vi quản lý trước Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Giáo dục và Đào tạo và xã hội.

15. Thực hiện thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo, xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.

16. Thực hiện thống kê, thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về lĩnh vực giáo dục thuộc phạm vi quản lý với Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Giáo dục và Đào tạo theo quy định.

17. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giao và theo quy định của pháp luật.

Chương II

TỔ CHỨC BỘ MÁY

Điều 3. Lãnh đạo Sở

1. Sở Giáo dục và Đào tạo có Giám đốc và không quá 03 Phó Giám đốc.

2. Giám đốc Sở chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Sở Giáo dục và Đào tạo; chịu trách nhiệm báo cáo công tác trước Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; báo cáo trước Hội đồng nhân dân tỉnh, trả lời kiến nghị của cử tri, chất vấn của đại biểu Hội đông nhân dân tỉnh theo yêu cầu.

3. Phó Giám đốc Sở là người giúp Giám đốc Sở phụ trách một hoặc một số mặt công tác, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công. Khi Giám đốc Sở vắng mặt, một Phó Giám đốc Sở được Giám đốc Sở ủy nhiệm điều hành các hoạt động của Sở.

4. Việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, cho từ chức, nghỉ hưu và thực hiện chế độ chính sách khác đối với Giám đốc, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo theo quy định của pháp luật.

Điều 4. Cơ cấu tổ chức và biên chế

1. Cơ cấu tổ chức

a) Các đơn vị thuộc Sở bao gồm (theo Quyết định số 15/2022/QĐ-UBND ngày 12/5/2022 của UBND tỉnh Quảng Nam về việc sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 1 Điều 4 của Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Nam ban hành kèm theo Quyết định số 26/2021/QĐ-UBND ngày 03/11/2021):

– Văn phòng Sở;

– Phòng Giáo dục mầm non – Giáo dục tiểu học;

– Phòng Giáo dục trung học;

– Phòng Quản lý chất lượng – Giáo dục thường xuyên;

– Phòng Công tác chính trị – Học sinh, sinh viên;

– Phòng Kế hoạch – Tài chính;

Thanh tra Sở.

b) Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở bao gồm: Các trường trung học phổ thông; trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh, trường phổ thông dân tộc nội trú huyện có cấp trung học phổ thông; trường phổ thông có nhiều cấp học, trong đó có cấp học trung học phổ thông; trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh; các trung tâm ngoại ngữ, tin học do Sở thành lập và cấp phép hoạt động giáo dục.

2. Biên chế

a) Số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo được giao trên cơ sở vị trí việc làm gắn với chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động và nằm trong tổng số lượng người làm việc của các cơ quan, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập của tỉnh được cấp có thẩm quyền giao hoặc phê duyệt.

b) Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định phân bổ số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc trong tổng số lượng người làm việc theo Quyết định của UBND tỉnh.

c) Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và danh mục vị trí việc làm, cơ cấu ngạch công chức, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt, hằng năm Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ xây dựng kế hoạch biên chế công chức, số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 5. Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể các tổ chức tham mưu tổng hợp và phòng chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định pháp luật; căn cứ quy định này và các văn bản pháp luật khác có liên quan, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức tham mưu tổng hợp, phòng chuyên môn, nghiệp vụ và các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao.

Điều 6. Trong quá trình thực hiện Quy định này, nếu có vấn đề phát sinh hoặc bổ sung, sửa đổi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Giáo dục và Đào tạo thì Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo đề xuất, tham mưu trình Ủy ban nhân dân tỉnh để xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.

Posted in SEO

Ngành Cấp thoát nước khó tuyển vì thí sinh lo ngại công việc vất vả, kém sang

Ngày 22/3/2024 báo GIÁO DỤC 24H (giaoduc.net.vn) đưa tin:

GDVN -Có chính sách ưu đãi đầu vào nhưng chưa có chính sách đầu ra phù hợp nên các trường nghề thường rất khó thu hút người học vào ngành Cấp thoát nước.

Trước nhu cầu về phát triển đô thị, nhu cầu bảo vệ môi trường nước và sử dụng nguồn nước sạch ngày càng gia tăng, tất yếu cũng đòi hỏi cần có nhiều đội ngũ nhân lực về cấp thoát nước có kỹ năng và trình độ đáp ứng. Tuy nhiên, chia sẻ từ một số cơ sở giáo dục nghề nghiệp cho thấy, họ gặp nhiều khó khăn trong việc tuyển sinh ngành học này, thậm chí có những năm không thể mở được lớp.

Ít người học lựa chọn vì cho rằng nghề cấp thoát nước vất vả, kém sang

Trường Cao đẳng Phương Đông (Quảng Nam) là một trong những cơ sở giáo dục nghề nghiệp đang đào tạo ngành học Cấp thoát nước. Trao đổi với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, Thạc sỹ Huỳnh Ngọc Hợi – Hiệu trưởng nhà trường cho hay, cấp thoát nước có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, đảm bảo chất lượng cuộc sống nhằm giúp cho xã hội được phát triển khỏe mạnh, bền vững hơn; góp phần vào sự phát triển của kinh tế đất nước.

Ảnh minh họa (Nguồn: Website Trường Cao đẳng Phương Đông).

Theo thầy Hợi, trong bối cảnh xã hội ngày càng hiện đại và phát triển như hiện nay, nhu cầu về việc sử dụng nước trong sinh hoạt cũng ngày càng tăng cao.

Có thể thấy rằng, nguồn nước là không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày, đặc biệt là với thực trạng quá trình đô thị hóa đang diễn ra nhanh chóng, biến đổi khí hậu, thiên tai đã và đang ảnh hưởng mạnh mẽ đến các vấn đề về nguồn nước,… Nhu cầu này càng cấp thiết hơn đối với các tỉnh/thành thuộc khu vực miền Trung – Tây Nguyên, nơi dễ bị ảnh hưởng bão lũ, gây ngập lụt, ngập úng, chất lượng đời sống nên càng có nhu cầu về nước sạch để sử dụng trong ăn uống, sản xuất nông nghiệp,…

Ngoài ra, công việc của người làm việc về lĩnh vực cấp thoát nước còn liên quan đến các mảng xây dựng khác như xây dựng dân dụng (lắp đặt đường ống, lắp đặt thiết bị, lắp đặt hệ thống thoát nước…); liên quan đến công việc vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa trạm bơm thoát nước, cấp nước, trạm xử lý nước cấp… tại các công trình thủy lợi.

Chính vì vậy, theo thầy Hợi, cơ hội việc làm cho người học sau khi tốt nghiệp ngành Cấp thoát nước cũng rất đa dạng, phong phú.

Theo đó, sau khi tốt nghiệp, các em có thể làm kỹ sư, quản lý dự án, làm việc tại phòng nghiên cứu và phát triển nguồn nước, phòng hỗ trợ kỹ thuật; công nhân tại các công ty, doanh nghiệp cấp thoát nước cả ở khu vực nhà nước và khu vực tư nhân. Tuy nhiên, để đảm cơ hội việc làm cho người học cần phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa doanh nghiệp và nhà trường.

Cũng theo thầy Hợi, Cấp thoát nước là một trong những ngành thuộc danh mục ngành, nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trình độ trung cấp, cao đẳng theo Thông tư 05/2023/TT-BLĐTBXH của Bộ lao động – Thương binh và xã hội.

Tuy nhiên, mức lương của người học sau khi tốt nghiệp ngành học này lại chưa tương xứng với sự vất vả, nặng nhọc của công việc thực tế, trung bình chỉ vào khoảng 7-8 triệu đồng/tháng. Vậy nên, dù có chính sách ưu đãi đầu vào nhưng chưa có chính sách ưu đãi đầu ra phù hợp nên các trường nghề thường rất khó thu hút người học vào ngành Cấp thoát nước.

Thầy Hợi chia sẻ, những năm gần đây, nhà trường đặt ra chỉ tiêu mỗi năm là 100 người cho ngành học Cấp thoát nước nhưng đều tuyển sinh không đạt chỉ tiêu, thậm chí có những năm không thể mở được lớp học bởi nhiều lý do.

Trong đó, nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ xu hướng tâm lý chung hiện nay là nhiều em không muốn làm những công việc nặng nhọc, vất vả như cấp thoát nước; nhiều phụ huynh và học sinh thiếu nhận thức về thông tin, nhu cầu của xã hội và thị trường lao động của ngành nghề này; sự cạnh tranh từ các ngành nghề khác và cả từ các trường đại học; hầu hết các trường trung học phổ thông còn thiếu sự hỗ trợ cho các trường nghề trong công tác tuyển sinh, …

Cũng chính vì những khó khăn như vậy, nhiều cơ sở đào tạo hiện nay không còn mặn mà tuyển sinh và đào tạo với ngành học Cấp thoát nước mà chủ yếu chạy theo những ngành nghề xu thế mới.

Để khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác tuyển sinh, thầy Hợi cho biết, nhà trường đã đưa ra nhiều giải pháp như thực hiện công tác tuyển sinh, hướng nghiệp chuyên sâu cho các em học sinh về ngành học; đưa các em đến trực tiếp nhà trường để thấy được mô hình, cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ đào tạo; hợp tác với các doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn để đưa học sinh đi tham quan hệ thống những công trình cấp thoát nước, hệ thống vận hành nước,.. , giúp các em hiểu sâu hơn về công việc của người làm lĩnh vực cấp thoát nước; đồng thời đưa ra những chế độ ưu đãi đầu vào của nhà nước và nhà trường đối với ngành học Cấp thoát nước.

Cùng chia sẻ thông tin về ngành học trên, Thạc sỹ Nguyễn Anh Đức – Trưởng khoa Cơ khí xây dựng (Trường Cao đẳng Cơ giới xây dựng) cho hay, Cấp thoát nước là một ngành học quan trọng. Thực tiễn đã chỉ ra rằng, trong bối cảnh ở Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung đang đòi hỏi nhiều nhân lực về cấp thoát nước nhằm giải quyết các bài toán thoát nước, ngập lụt trong đô thị, xử lý nước thải, các công nghệ xử lý nước sạch để phục vụ nhu cầu sinh hoạt, công nghiệp của mỗi quốc gia.

Thống kê của Hội cấp thoát nước Việt Nam cho thấy, từ nay đến năm 2025, nước ta cần khoảng hơn 8000 kỹ sư, chuyên gia về cấp thoát nước để thiết kế, vận hành và thi công các cơ sở hạ tầng trong ngành thoát nước, phân phối nước và xử lý nước thải.

Hơn nữa, trong bối cảnh tài nguyên nước đang chịu những ảnh hưởng tiêu cực của biến đổi khí hậu; ngày càng nhiều cơ sở sản xuất, các khu công nghiệp trong và ngoài nước đến đầu tư tại Việt Nam, hơn bao giờ hết, nhu cầu nhân lực cho ngành cấp thoát nước lại tăng lên, đồng thời cũng đòi hỏi nâng cao cả về số lượng và chất lượng.

Về cơ hội việc làm, thầy Đức cho biết, sau khi tốt nghiệp ngành Cấp thoát nước hệ trung cấp, cao đẳng, người học sẽ có kiến thức, kỹ năng để phụ trách về mảng nước, cấp thoát nước, điện nước, xử lý đường ống nước,… làm việc tại các doanh nghiệp về cấp thoát nước ở cả trong nước và tại các thị trường nước ngoài như Nhật Bản và Hàn Quốc theo các chương trình hợp tác và liên kết, du học của nhà trường hoặc tự làm việc độc lập. Mức lương sau khi ra trường của các em đi làm ở các doanh nghiệp, công ty trong nước thường vào khoảng từ 8 – 10 triệu đồng/ tháng.

Tuy nhiên, thầy Đức bày tỏ, hiện nay, số người học quan tâm, đăng ký và lựa chọn theo học ngành Cấp thoát nước rất ít.

Hiện nhà trường đang tuyển sinh hệ trung cấp và cao đẳng cho ngành học này nhưng đối với hệ cao đẳng gần như không có người đăng ký, số người học đăng ký vào hệ trung cấp cũng rất thấp bởi người học không có nhu cầu; phụ huynh lo ngại con em phải học và làm ngành nghề này vì cho rằng đây là công việc vất vả, không lịch sự, kém sang. Đây cũng là khó khăn chung của nhiều trường nghề đang đào tạo ngành học này.

Cũng theo thầy Đức, thực tế hiện nay, các em chủ yếu chọn vào ngành nghề liên quan đến điện tử, cơ điện tử hay công nghệ ô tô thay vì chọn các ngành học thuộc lĩnh vực điện nước như Cấp thoát nước hay lĩnh vực cơ khí dù các doanh nghiệp đến xin tuyển dụng người lao động rất nhiều. Điều này có thể gây ra thực trạng mất cân đối về ngành nghề trong tương lai

Cùng đồng tình với những khó khăn hiện nay đối với công tác tuyển sinh ngành Cấp thoát nước do người học hiện nay chỉ chủ yếu lựa chọn các ngành học xu hướng về điện, ô tô, thầy Lê Công Minh – Trưởng khoa Xây dựng (Trường Cao đẳng Trung bộ) cho biết, đã 2 năm nay, trường không mở được lớp cho ngành học này.

Theo thầy Minh, trong xu thế hiện nay, đây là ngành nghề có vai trò rất quan trọng để phục vụ cho đời sống của con người nói chung, từ các vùng nông thôn cho đến các khu đô thị. Tuy nhiên, từ trước đến nay, việc tuyển dụng nguồn lao động về cấp thoát nước tại các nơi sử dụng lao động thường không đòi hỏi về trình độ mà chỉ cần là lao động phổ thông. Do đó, nhiều em cũng ngại học ngành Cấp thoát nước.

Trong khi đó, với xu thế khoa học công nghệ ngày càng phát triển như hiện nay, các vật liệu trong ngành nước cũng phát triển rất mạnh càng đòi hỏi về nguồn nhân lực có kỹ năng, trình độ nhiều hơn nữa trong tương lai.

Không những vậy, vị trí việc làm cho người học sau khi tốt nghiệp ngành Cấp thoát nước hiện nay vẫn còn hạn chế vì chủ yếu chỉ làm các công việc về khai thác, xử lý, cung cấp và phân phối nước tại các nhà máy nước sạch.

Cần nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng của ngành Cấp thoát nước

Mặt khác, về công tác đào tạo, Hiệu trường Trường Cao đẳng Phương Đông cho biết thêm, nhà trường có thuận lợi khi có sự hỗ trợ của các doanh nghiệp tư nhân để hỗ trợ học sinh, sinh viên khi đi thực hành, thực tập để các bạn quen dần với môi trường làm việc.

Bên cạnh đó, nhà trường cũng luôn nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ, giảng viên; tổ chức những chương trình hội thảo với sự chia sẻ từ các chuyên gia để góp phần vào việc xây dựng và phát triển chương trình đào tạo; tổ chức các buổi tọa đàm chia sẻ từ các cựu sinh viên nhà trường để đào tạo thêm các kỹ năng mềm, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng nghề chuyên sâu cho người học.

Tuy nhiên, trường nghề ngoài công lập như Trường Cao đẳng Phương Đông gặp khó khăn nhiều hơn so với các trường công lập do thiếu sự hỗ trợ của nhà nước về cơ chế tài chính nên thu hút về chuyên gia đầu ngành, khó khăn trong quá trình quản lý,…

Nhân kỷ niệm Ngày nước Thế giới 22/03, thầy Hợi mong rằng, chính phủ, các bộ, ban, ngành có liên quan cần có sự đầu tư vào cơ sở hạ tầng, nguồn lực; có những chiến lược phát triển chương trình giáo dục, nâng cao nghiên cứu trong lĩnh vực cấp thoát nước nhằm giúp người học mới nhận thấy được tầm quan trọng ngành học này.

Không những vậy, phải có những chính sách thu hút doanh nghiệp để thúc đẩy họ tham gia vào đào tạo, hỗ trợ việc làm cho học sinh, sinh viên cùng nhà trường; bản thân các doanh nghiệp cũng cần có những chế độ thu hút, đãi ngộ với những người có tài năng trong lĩnh vực cấp thoát nước; mức thu nhập tương xứng với độ vất vả, nặng nhọc cho những người lao động làm công việc này.

Từ đó mới đảm bảo cho nhu cầu về nguồn nhân lực cấp thoát nước hiện tại và trong tương lai.

Nhằm đáp ứng cho nhu cầu của xã hội về nguồn nhân lực cấp thoát nước trong thời gian tới, Trưởng khoa Cơ khí xây dựng (Trường Cao đẳng Cơ giới xây dựng) mong rằng, nhà nước cần có giải pháp cụ thể hơn như đưa ra những chính sách hỗ trợ người học về kinh phí đào tạo, đầu tư trang thiết bị hiện đại cho các cơ sở đào tạo nghề để đáp ứng kịp thời với sự phát triển của xã hội hiện đại.

Trưởng khoa Xây dựng (Trường Cao đẳng Trung bộ) cũng đưa ra một số kiến nghị, giải pháp để góp phần giúp cho việc tuyển sinh, đào tạo ngành Cấp thoát nước được phát triển tốt hơn nữa trong tương lai.

Theo thầy Minh, các nhà quản lý cần phải có những chế độ ưu tiên đối với nghề này bởi vì đây là công việc tương đối nặng nhọc, vất vả; phải tuyên truyền cho người dân hiểu được tầm quan trọng của nguồn nước sạch và việc sử dụng nước sạch; các cơ sở đào tạo phải cải tiến chương trình để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, tránh việc doanh nghiệp phải đào tạo lại, gây ra khó khăn cho người học sau khi tốt nghiệp ra trường đi tuyển dụng.

https://giaoduc.net.vn/nganh-cap-thoat-nuoc-kho-tuyen-vi-thi-sinh-lo-ngai-cong-viec-vat-va-kem-sang-post241622.gd

Tường San (giaoduc.net.vn)

Lịch thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành văn bản số 1277/BGDĐT-QLCL ngày 22/3/2024 về việc hướng dẫn tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Theo đó, Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 được tổ chức vào các ngày 26, 27, 28, 29/6/2024.

Cụ thể, ngày 26/6: làm thủ tục dự thi; ngày 27,28/6/2024: tổ chức coi thi; ngày 29/6/2024: dự phòng.

Thời gian công bố kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024 dự kiến vào 8 giờ 00 ngày 17/7/2024.

Sau đó, các địa phương tiến hành xét tốt nghiệp cho học sinh dự thi và sử dụng kết quả thi tốt nghiệp để xét tuyển sinh đại học, cao đẳng theo kế hoạch tuyển sinh.

Trong tháng 4 và tháng 5/2024, Bộ GD&ĐT sẽ tổ chức các Hội nghị tập huấn kỹ thuật về công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2024 cho tất cả các địa phương.

Thông báo tuyển sinh – năm 2024

BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

TRƯỜNG CAO ĐẲNG PHƯƠNG ĐÔNG

Số: 55/TB-CĐPĐ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Quảng Nam, ngày 14 tháng 03 năm 2024

THÔNG BÁO

TUYỂN SINH CHÍNH QUY NĂM  2024     

 

Căn cứ Thông tư số 05/2021/TT-BLĐTBXH ngày 07 tháng 7 năm 2021 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định quy chế tuyển sinh và xác định chỉ tiêu tuyển sinh trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng;

Căn cứ Quyết định số 16/QĐ-CĐPĐ ngày 02 tháng 02 năm 2024 của Trường Cao đẳng Phương Đông về việc ban hành quy định tuyển sinh trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng.

Trường Cao đẳng Phương Đông thông báo tuyển sinh trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng chính quy năm 2024, cụ thể như sau:

  1. Tên ngành/nghề đào tạo:
STT Tên ngành, nghề Mã ngành, nghề Trình độ đào tạo
1 Y sỹ đa khoa 6720101 Cao đẳng
2 Dược 6720201 Cao đẳng
3 Điều dưỡng 6720301 Cao đẳng
4 Kế toán 6340301 Cao đẳng
5 Quản trị kinh doanh 6340404 Cao đẳng
6 Tài chính ngân hàng 6340202 Cao đẳng
7 Công nghệ kỹ thuật xây dựng 6510103 Cao đẳng
8 Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử 6510303 Cao đẳng
9 Chế biến và bảo quản thủy sản 5620302 Trung cấp
10 Dịch vụ pháp lý 5380201 Trung cấp
11 Công nghệ kỹ thuật điện tử, truyền thông 5510312 Trung cấp
12 Nghiệp vụ lễ tân 5810203 Trung cấp
13 Nghiệp vụ nhà hàng, khách sạn 5810205 Trung cấp
14 Văn thư hành chính 5320301 Trung cấp
15 Xây dựng cầu đường 5580203 Trung cấp
16 Xây dựng dân dụng và công nghiệp 5580202 Trung cấp
17 Điện công nghiệp và dân dụng 5520223 Trung cấp
18 Tin học ứng dụng 5480205 Trung cấp
19 Cấp, thoát nước 5520312 Trung cấp
20 Kế toán tổng hợp Sơ cấp
21 Xoa bóp bấm huyệt – Vật lý trị liệu Sơ cấp
22 Chăm sóc người cao tuổi Sơ cấp
23 Hộ lý Sơ cấp
24 Nghiệp vụ cấp dưỡng Sơ cấp
25 Kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật và thú y Sơ cấp

 

  1. Đối tượng tuyển sinh

2.1. Đối với trình độ Sơ cấp: Thí sinh từ đủ 15 (mười lăm) tuổi trở lên, có trình độ học vấn và sức khỏe phù hợp với nghề cần học.

2.2. Đối với trình độ Trung cấp: Thí sinh đã tốt nghiệp trung học cơ sở và tương đương trở lên.

2.3. Đối với trình độ Cao đẳng:

– Thí sinh có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông;

– Thí sinh có bằng tốt nghiệp trung cấp và có giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông hoặc giấy chứng nhận đủ yêu cầu khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông hoặc đã học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông theo quy định.

  1. Phương án tuyển sinh: Xét tuyển hồ sơ.

– Đối với các ngành, nghề thuộc lĩnh vực sức khỏe trình độ cao đẳng chọn một trong ba hình thức sau:

3.1. Hình thức xét tuyển: Áp dụng một trong hai phương thức sau, mỗi phương thức phải đạt điểm trung bình cộng các môn của tổ hợp là 5.0 điểm trở lên.

* Phương thức 1: Xét tuyển dựa vào bảng điểm học bạ lớp 12 theo tổ hợp như sau: Toán + Lý + Hóa hoặc Toán + Hóa + Sinh hoặc Toán + Lý + Tiếng Anh hoặc Toán + Hóa + Tiếng Anh hoặc Toán + Sinh + Tiếng Anh.

* Phương thức 2: Xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT quốc gia lấy tổ hợp các môn như sau: Toán + Hóa hoặc Toán + Lý hoặc Toán + Sinh hoặc Hóa + Sinh hoặc Lý + Sinh và một môn thứ ba bất kỳ trong danh mục môn thi tốt nghiệp THPT.

3.2. Hình thức thi tuyển: Thi một trong các tổ hợp sau: Toán + Lý + Hóa hoặc Toán + Hóa + Sinh hoặc Toán + Lý + Tiếng Anh hoặc Toán + Hóa + Tiếng Anh hoặc Toán + Sinh + Tiếng Anh, điểm trung bình cộng các môn thi của tổ hợp đó phải đạt từ 5.0 trở lên, không có môn nào dưới 1.0 điểm.

3.3. Hình thức kết hợp giữa xét tuyển và thi tuyển: Dựa theo bảng điểm học bạ lớp 12 và thi tuyển theo các tổ hợp môn như sau: Toán + Lý + Hóa hoặc Toán + Hóa + Sinh hoặc Toán + Lý + Tiếng Anh hoặc Toán + Hóa + Tiếng Anh hoặc Toán + Sinh + Tiếng Anh, điểm trung bình cộng các môn của mỗi tổ hợp là 5.0 điểm trở lên.

  1. Thời gian đào tạo:
Trình độ đào tạo Thời gian đào tạo
Sơ cấp 03 tháng
Trung cấp 3 học kỳ, 15-18 tháng
Cao đẳng 6    học kỳ, 30-36 tháng
  1. 5. Hồ sơ đăng ký:

5.1. Đối với trình độ Trung cấp, Cao đẳng:

– Phiếu đăng ký dự tuyển (theo mẫu của nhà trường);

– Sơ yếu lý lịch (theo mẫu của nhà trường, có dán ảnh và có xác nhận của chính quyền địa phương hoặc cơ quan nơi công tác);

– Bằng THPT; Học bạ THPT; Bằng THCS (đối với trung cấp) (bản sao chứng thực);

– Căn cước công dân (bản sao chứng thực);

– Giấy khám sức khỏe (có xác nhận đảm bảo đủ sức khỏe để học tập của cơ sở y tế );

– 04 ảnh kích thước 3×4;

Đối với thí sinh đã tốt nghiệp từ TC/CĐ/ĐH bổ sung thêm bản sao chứng thực bằng và bảng điểm để làm cơ sở chuyển điểm hoặc xét miễn trừ môn học.

5.2. Đối với trình độ Sơ cấp:

– Phiếu đăng ký dự tuyển (theo mẫu của nhà trường);

– Sơ yếu lý lịch (theo mẫu của nhà trường, có dán ảnh và có xác nhận của chính quyền địa phương hoặc cơ quan nơi công tác);

– Căn cước công dân (bản sao chứng thực);

– 04 ảnh kích thước 3×4;

  1. Thời gian nhận hồ sơ, khai giảng:

Nhà trường xét tuyển thường xuyên trong năm.

  1. 7. Chính sách chế độ ưu đãi hỗ trợ:
TT NHÓM ƯU TIÊN – CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH ĐƯỢC HƯỞNG
1 Học các ngành, nghề độc hại Miễn 70% học phí
2 Con thương binh, bệnh binh, con liệt sĩ Miễn 100% học phí
3 Dân tộc thiểu số khu vực đặc biệt khó khăn Giảm 70% học phí
4 Dân tộc thiểu số hộ nghèo, cận nghèo Miễn 100% học phí
5 Tốt nghiệp trường Phổ thông Dân tộc nội trú, Dân tộc Kinh thuộc hộ nghèo, cận nghèo ở khu vực đặc biệt khó khăn, Sinh viên dân tộc thường trú tại tỉnh Quảng Nam Nhận hỗ trợ 800.000đ/tháng
6 – Miễn 100% học phí Trung cấp cho đối tượng 9+ theo quy định của Chính phủ

– Miễn học phí và lệ phí thi cấp Giấy phép lái xe mô tô hạng A1

– Được đào tạo miễn phí kỹ năng mềm, ngoại ngữ và được cấp chứng chỉ tin học ứng dụng cơ bản.

– Được miễn phí tài liệu, bài giảng.

– Được ở Ký túc xá miễn phí.

– Hỗ trợ việc làm trong quá trình học.

– Cam kết sau khi tốt nghiệp có việc làm tại doanh nghiệp, mức lương cao, tham gia thị trường lao động trong nước.

– Được học liên thông lên Cao đẳng, Đại học, đi du học xuất khẩu lao động.

  1. Thông tin liên hệ và tiếp nhận hồ sơ:

Thí sinh nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển trực tiếp tại Trường hoặc qua đường Bưu điện hoặc đăng ký xét tuyển online trên Website: www.cpd.edu.vn

– Thông tin liên hệ: Phòng Tuyển sinh – Trường Cao đẳng Phương Đông

Địa chỉ: 03 Hùng Vương, TP. Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Nam

Điện thoại: (0235) 3525.379. Hotline: 0913.247.365 – 0968.433.633

 

HIỆU TRƯỞNG

PHÓ HIỆU TRƯỞNG

 (Đã ký)

ThS. Nguyễn Thanh Hiếu

Thông báo tuyển sinh Cao đẳng liên thông, Văn bằng 2 cao đẳng

BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

TRƯỜNG CAO ĐẲNG PHƯƠNG ĐÔNG

Số: 02/TB-CĐPĐ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Quảng Nam, ngày 02 tháng 01 năm 2024

 

THÔNG BÁO TUYỂN SINH

TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG LIÊN THÔNG, VĂN BẰNG 2 NĂM 2024

 

Trường Cao đẳng Phương Đông thông báo tuyển sinh trình độ Cao đẳng liên thông, văn bằng 2, năm 2024 như sau:

  1. Ngành/nghề tuyển sinh:
TT Ngành/nghề tuyển sinh   TT Ngành/nghề tuyển sinh
1 Dược   5 Quản trị kinh doanh
2 Điều dưỡng   6 Tài chính – Ngân hàng
3 Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử   7 Kế toán
4 Công nghệ kỹ thuật xây dựng      
  1. Đối tượng tuyển sinh:

– Trình độ Cao đẳng liên thông: Đã tốt nghiệp Trung cấp cùng ngành.

– Trình độ Cao đẳng văn bằng 2: Đã tốt nghiệp Cao đẳng, Đại học.

  1. Hình thức tuyển sinh: Xét tuyển thường xuyên trong năm, học trong hoặc ngoài giờ hành chính.
  2. Thời gian đào tạo:
Hệ đào tạo Thời gian đào tạo
Cao đẳng liên thông 4 học kỳ, 18 tháng
Cao đẳng văn bằng 2, khác khối ngành 4 học kỳ, 18 tháng
Cao đẳng văn bằng 2, cùng khối ngành 3 học kỳ, 15-18 tháng
  1. Hồ sơ đăng ký:

– Phiếu đăng ký tuyển sinh; Sơ yếu lý lịch có xác nhận của địa phương hoặc cơ quan nơi công tác (Theo mẫu của Nhà trường);

– Bằng THPT; Bằng và bảng điểm Trung cấp (nếu học Cao đẳng liên thông); Bằng và bảng điểm Cao đẳng hoặc Đại học (nếu học Cao đẳng văn bằng 2); Các chứng chỉ liên quan, (Bản sao chứng thực);

– Căn cước công dân (Bản sao chứng thực);

– Giấy khám sức khỏe;

– 03 ảnh 3×4 ghi thông tin họ và tên, ngày sinh, số điện thoại liên lạc.

  1. Thông tin liên hệ:

Phòng Tuyển sinh Trường Cao đẳng Phương Đông

Địa chỉ: 03 Hùng Vương, TP. Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Nam

Điện thoại: (0235) 3525.379

Website: www.cpd.edu.vn – Hotline: 0913.247.365 – 0968.433.633

 

HIỆU TRƯỞNG

 (đã ký) 

ThS. Huỳnh Ngọc Hợi

Thông báo tuyển sinh Trung cấp văn bằng 2

BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

TRƯỜNG CAO ĐẲNG PHƯƠNG ĐÔNG

Số: 03/TB-CĐPĐ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Quảng Nam, ngày 02 tháng 01 năm 2024

 

THÔNG BÁO TUYỂN SINH

TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP VĂN BẰNG 2 NĂM 2024

 

Trường Cao đẳng Phương Đông thông báo tuyển sinh trình độ Trung cấp văn bằng 2, năm 2024 như sau:

  1. Ngành tuyển sinh và đào tạo:
TT Ngành tuyển sinh và đào tạo   TT Ngành tuyển sinh và đào tạo
1 Dịch vụ pháp lý 7 Xây dựng dân dụng và công nghiệp
2 Văn thư hành chính 8 Xây dựng cầu đường
3 Nghiệp vụ lễ tân 9 CNKT điện tử – truyền thông
4 Nghiệp vụ nhà hàng, khách sạn 10 Điện công nghiệp và dân dụng
5 Tin học ứng dụng 11 Chế biến và bảo quản thủy sản
6 Cấp, thoát nước
  1. Đối tượng, hình thức tuyển sinh và đào tạo:

– Trình độ Trung cấp văn bằng 2: Đã tốt nghiệp Trung cấp, Cao đẳng, hoặc Đại học.

– Hình thức tuyển sinh: Xét tuyển hồ sơ, học trong hoặc ngoài giờ hành chính.

  1. Thời gian đào tạo:

– 02 học kỳ, 12-15 tháng.

– Khai giảng hằng tháng nếu số lượng đảm bảo.

  1. Hồ sơ đăng ký:

– Phiếu đăng ký tuyển sinh, Sơ yếu lý lịch có xác nhận của địa phương hoặc cơ quan nơi công tác (Theo mẫu của Nhà trường);

– Bằng THPT (Bản sao chứng thực);

– Bản sao bằng, bảng điểm Trung cấp, Cao đẳng hoặc Đại học; các chứng chỉ liên quan (Bản sao chứng thực);

– Căn cước công dân (Bản sao chứng thực);

– Giấy khám sức khỏe;

– 03 Ảnh 3×4 ghi thông tin họ và tên, ngày sinh, số điện thoại liên lạc.

  1. Thông tin liên hệ:

Phòng Tuyển sinh Trường Cao đẳng Phương Đông

Địa chỉ: 03 Hùng Vương, TP. Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Nam

Điện thoại: (0235) 3525.379

Website: www.cpd.edu.vn – Hotline: 0913.247.365 – 0968.433.633

 

HIỆU TRƯỞNG

 (đã ký)

ThS. Huỳnh Ngọc Hợi

Lễ bế giảng lớp Sơ cấp Nghiệp vụ cấp dưỡng

Sáng ngày 04/02/2024, Trường Cao đẳng Phương Đông đã tổ chức Lễ tốt nghiệp và trao chứng chỉ Sơ cấp Nghề cấp dưỡng – Khóa 1; Tham dự buổi Lễ có Ths. Huỳnh Ngọc Hợi – Hiệu trưởng nhà trường, Ths. Nguyễn Thanh Hiếu và KS. Lê Nhân Việt – Phó Hiệu trưởng nhà trường, thầy cô các Phòng Đào tạo, Phòng Tuyển sinh và 16 học viên tốt nghiệp là những cô nuôi ở các trường mầm non và Tiểu học trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

Để đáp ứng nhu cầu nhân lực cấp dưỡng trường mẫu giáo, mầm non, tiểu học tại Quảng Nam và các tỉnh lân cận,  từ năm 2023 Trường Cao đẳng Phương Đông đã triển khai đào tạo các lớp Sơ cấp Nghề cấp dưỡng ở trường mầm non, tiểu học.

Lễ bế giảng lớp Sơ cấp Nghiệp vụ cấp dưỡng

Học viên lớp cấp dưỡng được trang bị kiến thức cơ bản về thực phẩm dinh dưỡng, cách xác định chế độ, định mức và cách xây dựng thực đơn cho từng bữa ăn và kỹ thuật chế biến thực phẩm phù hợp với độ tuổi của trẻ, kiến thức nghiệp vụ về vệ sinh an toàn thực phẩm, về những vấn đề liên quan giữa ăn uống với một số bệnh rối loạn chuyển hóa. Các kỹ năng phối hơp với giáo viên xây dựng thực đơn cân đối và chế biến thực phẩm và nấu ăn cho trẻ phù hợp với yêu cầu dinh dưỡng của trẻ ở từng độ tuổi trong sự phát triển thể chất của trẻ. Chế biến thức ăn cho trẻ thay đổi theo mùa để tạo chế độ ăn cho trẻ ngon – rẻ mà vẫn đảm bảo yêu cầu về dinh dưỡng. Biết chế biến các món ăn cho trẻ ở các độ tuổi khác có liên quan đến rối loạn chuyển hóa dinh dưỡng như: Suy dinh dưỡng do thiếu Protein và năng lượng; suy dinh dưỡng do rối loạn hấp thu đạm – béo – đường;  thừa cân – béo phì, tiêu chảy, tiểu đường…

Ngoài ra các học viên còn được tiếp cận với kỹ thuật tổ chức, chế biến các món ăn tại các khách sạn, nhà hàng và các cơ sở kinh doanh ăn uống khác.

Kết quả cuối khóa học 16 học viên đã tốt nghiệp (đạt 100%) và được cấp Chứng chỉ Sơ cấp nghề Nghiệp vụ cấp dưỡng. Đồng thời nâng cao tay nghề chế biến và có thể tìm việc làm thêm tại các nhà hàng, bếp ăn tập thể, cơ sở ăn uống, dịch vụ cưới hỏi…góp phần tăng thu nhập, phát triển kinh tế gia đình.

Ths. Nguyễn Thanh Hiếu – Phó Hiệu trưởng nhà trường công bố quyết định tốt nghiệp
Học viên Đinh Thị Phương Lan – Phát biểu cảm ơn nhà trường
Ths. Huỳnh Ngọc Hợi – Hiệu trưởng nhà trường phát biểu chúc mừng học viên