Chương trình đào tạo Trung cấp Chế biến và bảo quản thuỷ sản

Tên ngành, nghề:     Chế biến và bảo quản thuỷ sản

Tên tiếng Anh:         Fishery product processing and conservation

Mã ngành, nghề:     5620302

Trình độ đào tạo:     Trung cấp

Hình thức đào tạo:  Chính quy

Đối tượng tuyển sinh: Người học đã tốt nghiệp trung học cơ sở và tương đương trở lên.

Thời gian đào tạo:   18 tháng

 

  1. Mục tiêu đào tạo

1.1. Mục tiêu chung:

Đào người học có kiến thức thực tế và lý thuyết cần thiết trong phạm vi của nghề Chế biến và bảo quản thủy sản; kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật và công nghệ thông tin; kỹ năng nhận thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp, kỹ năng giao tiếp ứng xử cần thiết để thực hiện các công việc có tính thường xuyên hoặc phức tạp, làm việc độc lập hay theo nhóm trong điều kiện biết trước và có thể thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm, có năng lực hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện công việc đã được định sẵn.

Người học sau khi hoàn thành chương trình đào tạo và được cấp bằng trung cấp, sẽ đảm nhận được công việc tại các vị trí việc làm đã được đào tạo. Qua thời gian làm việc tích lũy kinh nghiệm có thể đảm nhận công việc, vị trí việc làm cao hơn của nghề.

Ngoài ra, người học có thể tham gia học liên thông lên các trình độ cao hơn hoặc tự học tập nhằm đáp ứng và phát triển nghề nghiệp.

1.2. Mục tiêu cụ thể:

1.2.1. Kiến thức:

– Áp dụng được các kiến thức về vai trò, cấu tạo, tính chất và sự biến đổi của các chất  có trong cơ thể sống như protein, gluxit, lipit, enzym vào việc tiếp thu các kiến thức chuyên  môn;

– Vận dụng được các kiến thức về sinh sản, sinh lý của vi sinh vật và ảnh hưởng của  ngoại cảnh đến sự sinh trưởng, phát triển và sự trao đổi chất của vi sinh vật vào trong quá  trình chế biến và bảo quản thủy sản;

– Mô tả được các quy trình công nghệ chế biến và bảo quản thủy sản như: thủy sản đông lạnh, thủy sản khô, thủy sản đóng hộp, thủy sản giá trị gia tăng, mắm và sản phẩm dạng mắm;  nêu được nguyên lý và các yếu tố ảnh hưởng đến các quá trình công nghệ trong qui trình chế  biến các sản phẩm thủy sản đó;

– Trình bày được các phương pháp lấy mẫu, kiểm tra, đánh giá chất lượng thủy sản;

– Mô tả được các mối nguy và áp dụng các biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm vào  trong quá trình chế biến và bảo quản các sản phẩm thủy sản.

1.2.2. Kỹ năng:

+ Phân loại được nguyên liệu thủy sản theo chất lượng và kích cỡ. Thực hiện được các thao tác bảo quản và vận chuyển được nguyên liệu thuỷ sản tươi;

+ Thực hiện được các công đoạn trong qui trình chế biến sản phẩm thủy sản;

+ Sử dụng được thiết bị đo và vận hành được một số máy và thiết bị cơ bản trong quá trình chế biến;

+ Áp dụng được chương trình quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm thuỷ sản theo quy định;

+ Kiểm tra được một số chỉ tiêu chất lượng của sản phẩm thuỷ sản;

+ Thực hiện được an toàn lao động.

1.2.3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

Có ý thức trách nhiệm công dân, có thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn;

Có phương pháp làm việc khoa học, biết phân tích và giải quyết các vấn đề mới trong lĩnh vực Điện tử công nghiệp;

Năng động, tự tin, cầu tiến trong công việc, hợp tác, thân thiện, khiêm tốn trong các quan hệ;

Tự chịu trách nhiệm về chất lượng công việc, sản phẩm do mình đảm nhiệm theo các tiêu chuẩn quy định;

Chịu trách nhiệm đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của bản thân và và một phần công việc của các thành viên trong nhóm trước lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị;

Có ý thức học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp.

1.3 Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:

Người học tốt nghiệp trình độ trung cấp nghề Chế biến và bảo quản thủy sản có thể làm việc tại các vị trí công việc:

– Sơ chế, bảo quản nguyên liệu thủy sản;

– Vận hành thiết bị trong các nhà máy thủy sản;

– Trực tiếp chế biến các sản phẩm thủy sản;

– Lấy mẫu, phân tích, kiểm tra chất lượng thủy sản;

Tại các cơ sở chế biến, kinh doanh và bảo quản thủy sản; các cơ sở chế biến thủy sản  đông lạnh, thủy sản khô, nước mắm, sản phẩm dạng mắm, thủy sản đóng hộp và giá trị gia  tăng; các cơ quan kiểm tra chất lượng và an toàn thủy sản. Ngoài ra, người học có thể tự tạo  việc làm trong lĩnh vực chế biến và bảo quản thủy sản.

1.4. Khả năng học tập, nâng cao trình độ

– Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Nghiệp vụ nhà hàng khách sạn trình độ trung cấp có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;

– Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo.

  1. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học:

– Số lượng môn học, mô đun: 24;

– Khối lượng kiến thức toàn khóa học: 60 tín chỉ;

– Khối lượng các môn học chung/đại cương: 210 giờ;

– Khối lượng các môn học, mô đun chuyên môn: 1200 giờ.

– Khối lượng lý thuyết: 551 giờ; Thực hành, thực tập, thí nghiệm: 859 giờ.

  1. Nội dung chương trình:

Xem chi tiết tại đây!

Chương trình đào tạo Cao đẳng Dược

Tên ngành, nghề: Dược

Mã ngành, nghề: 6720201

Trình độ đào tạo: Cao đẳng

Hình thức đào tạo: Chính quy

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương

Thời gian đào tạo:  2,5 năm 

  1. Mục tiêu đào tạo

1.1. Mục tiêu chung:

Đào tạo Dược trình độ Cao đẳng có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp và sức khỏe tốt, có kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp cơ bản về dược để thực hiện tốt các nhiệm vụ chuyên ngành; có khả năng tự học vươn lên góp phần đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân.

1.2. Mục tiêu cụ thể:   

  1. Về kiến thức:

– Trình bày và vận dụng được các kiến thức cơ bản về vi sinh – kí sinh trùng, giải phẫu sinh lý, bệnh học, hóa học (vô cơ, hữu cơ, hóa phân tích), thực vật vào chuyên môn dược.

– Mô tả được vị trí, vai trò, chức năng của lĩnh vực Dược trong hệ thống y tế Việt Nam.

– Trình bày và vận dụng được một số nội dung cơ bản của Luật Dược và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hành nghề dược;

– Trình bày được những đặc điểm chính về dược động học, tác dụng, cơ chế tác dụng, chỉ định, tác dụng không mong muốn, chống chỉ định của các thuốc hóa dược, vắc xin, sinh phẩm trong Danh mục thuốc thiết yếu;

– Trình bày được tên Việt Nam, tên khoa học, bộ phận dùng, cách thu hái, chế biến sơ bộ, thành phần hóa học, công dụng, cách dùng của 100 vị thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu thiết yếu trong Danh mục thuốc thiết yếu;

– Phân tích được vai trò các thành phần trong công thức thuốc;

– Phân biệt được các dạng bào chế và hướng dẫn sử dụng các các dạng bào chế;

– Mô tả được quy trình sản xuất một số dạng thuốc quy ước (thuốc bột, thuốc cốm, viên nén, viên nang, thuốc mỡ, thuốc kem, thuốc nhỏ mắt, thuốc tiêm);

– Phân tích được quy trình quản lý điều hành tổ sản xuất và phương pháp lập kế hoạch, tổ chức sản xuất thuốc, thực phẩm chức năng;

– Trình bày quy định lấy mẫu, lưu mẫu kiểm nghiệm; hủy mẫu kiểm nghiệm và các quy định về môi trường kiểm nghiệm;

– Liệt kê được các chỉ tiêu và mô tả được phương pháp thử trong kiểm nghiệm các dạng bào chế quy ước và nguyên liệu làm thuốc.

– Trình bày hệ thống quản lý chất lượng thuốc tại Việt Nam và các quy định đảm bảo chất lượng

– Trình bày và vận dụng được các nguyên tắc, tiêu chuẩn thực hành tốt (bao gồm: GMP, GSP, GPP, GLP) trong thực hành nghề nghiệp

– Trình bày được các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thuốc, hóa chất, dược liệu, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm và vật tư y tế;

– Trình bày được các quy định về sắp xếp, bảo quản thuốc, hóa chất, dược liệu, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm và vật tư y tế;

– Phát hiện được các tương tác thuốc thường gặp và đưa ra biện pháp hạn chế tương tác bất lợi;

– Phân tích được được chế độ sử dụng thuốc phù hợp cho từng đối tượng cụ thể: trẻ em, người trưởng thành, người cao tuổi, phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú … và các ca lâm sàng từ đó có tư vấn hợp lý.

– Trình bày và vận dụng được các khái niệm, các quy luật và nguyên tắc cơ bản của quản lý kinh tế dược và quản trị kinh doanh dược, Marketing dược trong hành nghề;

– Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

  1. Về kỹ năng:

– Giao tiếp có hiệu quả với đồng nghiệp, bệnh nhân và cộng đồng;

– Tìm kiếm, thu thập, xử lý thông tin, viết, thuyết trình, thảo luận, đàm phán với ngôn ngữ, cách thức và thời lượng phù hợp;

– Nhận biết và hướng dẫn sử dụng được các thuốc hóa dược, vắc xin, sinh phẩm và 100 vị thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu thiết yếu trong Danh mục thuốc thiết yếu an toàn, hiệu quả, hợp lý;

– Sản xuất, pha chế được một số dạng thuốc, thực phẩm chức năng theo nguyên tắc, tiêu chuẩn GMP;

– Phân công công việc, giám sát công việc thực hiện của từng thành viên trong tổ sản xuất, kho thuốc, quầy thuốc;

– Sử dụng được các dụng cụ, thiết bị cơ bản trong phòng thí nghiệm phục vụ cho công tác kiểm nghiệm thuốc, hóa chất, nguyên liệu thuốc, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm;

– Lấy mẫu thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng kiểm nghiệm theo đúng quy định

– Pha chế được một số dung dịch chuẩn, dung dịch gốc, thuốc thử đúng quy định;

– Kiểm nghiệm được một số dạng thuốc, dược liệu cơ bản theo tiêu chuẩn Dược Điển;

– Kiểm soát điều kiện môi trường thử nghiệm theo đúng quy định;

– Hủy mẫu thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng theo đúng quy định;

– Thực hiện được các công việc bảo dưỡng thường xuyên, bảo dưỡng định kỳ thiết bị cơ bản trong sản xuất, kiểm nghiệm, bảo quản;

– Giám sát được quá trình sản xuất theo đúng quy định;

– Chẩn đoán được những bệnh thông thường dựa vào quá trình khai thác thông tin liên quan đến sức khỏe của bệnh nhân;

– Xác định được các tình huống cần có sự tư vấn của dược sỹ hoặc bác sỹ;

– Tư vấn, lựa chọn, lấy hàng, ra lẻ, tính tiền, nhận tiền và hướng dẫn sử dụng được các thuốc cơ bản đảm bảo an toàn-hiệu quả-hợp lý;

– Sắp xếp, trưng bày, bảo quản thuốc, hóa chất, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, dược liệu, vật tư y tế theo đúng quy định;

– Lập được chiến lược kinh doanh cho quầy thuốc;

– Mua, nhập và kiểm soát chất lượng thuốc, hóa chất, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, dược liệu, vật tư y tế theo đúng quy trình;

– Giao, gửi thuốc, nguyên liệu làm thuốc, hóa chất và dụng cụ y tế theo đúng quy định;

– Xử lý được thuốc, nguyên liệu làm thuốc, hóa chất và dụng cụ y tế trả về hoặc thu hồi;

– Kiểm tra, kiểm soát thuốc, nguyên liệu làm thuốc, hóa chất và dụng cụ y tế về số lượng, chất lượng và hạn sử dụng;

– Lập được kế hoạch cung ứng, bảo quản, cấp phát, sử dụng thuốc, hóa chất, nguyên liệu, vật tư y tế tiêu hao;

– Thu thập và báo cáo các phản ứng có hại của thuốc (ADR);

– Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;

– Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.

  1. Về mức độ tự chủ và trách nhiệm:

– Tuân thủ các nguyên tắc, qui trình thao tác chuẩn (SOP), GPs và ISO trong lĩnh vực dược phẩm;

– Tuân thủ các quy định về an toàn lao động, sử dụng, bảo dưỡng cơ sở vật chất và các trang thiết bị;

– Tuân thủ các nguyên tắc sử dụng các trang thiết bị trong ngành dược;

– Chịu trách nhiệm quá trình kiểm nghiệm thuốc – mỹ phẩm – thực phẩm;

– Chịu trách nhiệm về chất lượng thuốc trong quá trình sản xuất, bảo quản, tồn trữ, vận chuyển, cấp phát, bán thuốc – mỹ phẩm – thực phẩm chức năng – vật tư y tế thông thường – dược liệu – hóa chất;

– Chịu trách nhiệm trong việc lựa chọn, mua sắm, cấp phát, hướng dẫn sử dụng thuốc – mỹ phẩm – thực phẩm an toàn, hợp lý, hiệu quả;

– Có khả năng làm việc độc lập hoặc tổ chức làm việc theo nhóm;

– Có khả năng giải quyết công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi;

– Tận tụy với sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân, hết lòng phục vụ người bệnh;

– Tuân thủ đạo đức nghề nghiệp, hành nghề theo qui định của pháp luật, trung thực, khách quan; giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của ngành;

– Hướng dẫn giám sát cấp dưới thực hiện nhiệm vụ.

1.3. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:

Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:

– Kiểm nghiệm thuốc – mỹ phẩm – thực phẩm;

– Đảm bảo chất lượng;

– Bán lẻ thuốc;

– Thực hiện công tác kho dược và vật tư y tế;

– Thủ kho dược và vật tư y tế;

– Kinh doanh dược phẩm;

– Sản xuất thuốc;

– Thực hiện công tác dược tại cơ sở y tế.

  1. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học:

– Số lượng môn học, mô đun: 32

– Khối lượng kiến thức toàn khóa học: 91 Tín chỉ

– Khối lượng các môn học chung/đại cương: 435 giờ

– Khối lượng các môn học, mô đun chuyên môn: 2115 giờ

– Khối lượng lý thuyết: 817 giờ; Thực hành, thực tập, thí nghiệm: 1626 giờ; Kiểm tra/ Thi: 107 giờ.

III. Nội dung chương trình:

Xem chi tiết tai đây!

Chương trình đào tạo Cao đẳng Điều dưỡng

Tên nghề: Điều dưỡng 

Mã nghề: 6720301

Trình độ đào tạo: Cao đẳng

Hình thức đào tạo: Chính quy

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông và tương đương

Thời gian đào tạo: 2,5 năm 

  1. Mục tiêu đào tạo:

1.1. Mục tiêu chung:

– Điều dưỡng trình độ cao đẳng là ngành nghề về chăm sóc sức khỏe người bệnh, có nhiệm vụ chăm sóc và đáp ứng những nhu cầu cơ bản của người bệnh cả về thể chất và tinh thần, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

– Người làm nghề Điều dưỡng là người đảm nhận việc chăm sóc, kiểm tra tình trạng sức khỏe của người bệnh; trực tiếp theo dõi và hỗ trợ cho bệnh nhân trong suốt quá trình trị liệu. Phạm vi công việc của điều dưỡng khác nhau tùy theo các cơ sở y tế, vị trí việc làm. Tuy nhiên, công việc chủ yếu chung nhất của nghề điều dưỡng là: Điều dưỡng tiếp đón, điều dưỡng hành chính, điều dưỡng chăm sóc, điều dưỡng phục hồi chức năng, điều dưỡng dinh dưỡng, điều dưỡng cộng đồng.

– Đào tạo người điều dưỡng trình độ cao đẳng có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có kiến thức và năng lực hành nghề điều dưỡng ở trình độ cao đẳng, có sức khỏe, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Ngoài ra, cần phải thường xuyên học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, mở rộng kiến thức xã hội; rèn luyện tính cẩn thận, tôn trọng tính cá biệt của người bệnh.

1.2. Mục tiêu cụ thể:

  1. Về kiến thức:

– Trình bày được các kiến thức về khoa học cơ bản, y học cơ sở và chuyên ngành để giải thích nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và hướng điều trị người bệnh để lập kế hoạch chăm sóc người bệnh;

– Phân tích được về dược lý, dinh dưỡng, tâm lý con người, kiểm soát nhiễm khuẩn trong thực hành chăm sóc người bệnh;

– Giải thích được quá trình dược động học của thuốc, tác dụng của thuốc, quy chế sử dụng thuốc để sử dụng thuốc hợp lý và an toàn;

– Trình bày được kiến thức về vi ký sinh để xác định các nguyên nhân gây bệnh, nguồn lây nhiễm để lập kế hoạch phòng bệnh;

– Giải thích được quy trình tiếp nhận người bệnh vào viện và hướng dẫn được cho người bệnh các thủ tục, giấy tờ cần thiết cho người bệnh ra viện;

– Phân tích được được đặc điểm tâm lý từng người bệnh để lựa chọn phương pháp giao tiếp và tư vấn sức khỏe phù hợp;

– Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

  1. Về kỹ năng:

– Nhận định được tình trạng người bệnh và đưa ra các chẩn đoán điều dưỡng phù hợp cho người bệnh;

– Phân loại được người bệnh đến khám và cấp cứu, xác định được vấn đề ưu tiên để đưa ra hướng xử trí phù hợp;

– Lập và thực hiện được kế hoạch chăm sóc người bệnh;

– Thực hiện thành thạo các kỹ thuật điều dưỡng cơ bản và chuyên ngành;

– Phụ giúp được bác sĩ thực hiện các thủ thuật trên người bệnh;

– Thực hiện việc sơ cứu, cấp cứu ban đầu các trường hợp cấp cứu tại cộng đồng;

– Quản lý trang thiết bị y tế, vật tư tiêu hao, thuốc, hồ sơ, sổ sách;

– Theo dõi, đánh giá tình trạng, ghi chép những diễn biến hàng ngày của người bệnh, phát hiện và báo cáo các diễn biến bất thường của người bệnh;

– Giao tiếp lịch sự, thân thiện với người bệnh;

– Tư vấn và giáo dục sức khỏe cho người bệnh, thân nhân người bệnh và cộng đồng;

– Tham gia phát hiện sớm các bệnh dịch tại địa phương và đề xuất các biện pháp phối hợp phòng chống dịch và bảo vệ môi trường sức khỏe;

– Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;

– Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.

  1. Về mức độ tự chủ và trách nhiệm:

– Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm, giải quyết công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi.

– Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ xác định; chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm.

– Đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm

– Tuân thủ đúng các quy định về y đức, các quy chế chuyên môn, các quy định của pháp luật liên quan đến lĩnh vực điều dưỡng và các quy trình kỹ thuật của ngành y tế.

– Thận trọng, tỉ mỉ, tự chịu trách nhiệm với kết quả công việc của cá nhân và của nhóm.

1.3. Vị trí làm việc sau tốt nghiệp:

Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:

– Điều dưỡng phòng khám;

– Điều dưỡng chăm sóc;

– Điều dưỡng cộng đồng.

  1. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học:

– Số lượng môn học, mô đun:  37

– Khối lượng kiến thức toàn khóa học: 91 Tín chỉ

– Khối lượng các môn học chung/đại cương: 435 giờ

– Khối lượng các môn học, mô đun chuyên môn: 2140  giờ

– Khối lượng lý thuyết: 817 giờ; Thực hành, thực tập, thí nghiệm: 1657 giờ; Thi/Kiểm tra: 101 giờ.

III. Nội dung chương trình:

Xem chi tiết tại đây!

Chương trình đào tạo Cao đẳng Y sỹ đa khoa

Tên ngành, nghề: Y sĩ Đa khoa

Mã ngành, nghề: 6720101

Trình độ đào tạo: Cao đẳng

Hình thức đào tạo: Chính quy

Đối tượng tuyển sinh:

–  Người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông;

– Người có bằng tốt nghiệp trung cấp và có giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông hoặc giấy chứng nhận đủ yêu cầu khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông hoặc đã học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông theo quy định.

Thời gian đào tạo: 03 năm (6 học kỳ)

  1. Mục tiêu đào tạo:
  2. 1. Mục tiêu chung:

– Đào tạo người Y sĩ đa khoa trình độ cao đẳng có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có kiến thức và năng lực thực hành nghề khám chữa bệnh ở trình độ cao đẳng, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

– Đào tạo Y sĩ đa khoa có đủ y đức, có kiến thức khoa học cơ bản và y học cơ sở vững chắc, có kiến thức và kỹ năng cơ bản về lâm sàng và cộng đồng, kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền, có trình độ tiếng Anh tương đương bậc 2 khung năng lực châu Âu, có khả năng tiếp cận và ứng dụng các thành tựu khoa học y học trong bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân.

2. Mục tiêu cụ thể:
2.1. Về kiến thức:

  • Khối kiến thức chung

+ Vận dụng được các kiến thức về tư tưởng, đạo đức cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam và tư tưởng Hồ Chí Minh trong chăm sóc sức khỏe nhân dân.

+ Áp dụng được kiến thức công nghệ thông tin trong phục vụ người bệnh và nghiên cứu khoa học.

+ Vận dụng được kiến thức về ngoại ngữ trong giao tiếp và công việc chuyên môn.

+ Đánh giá, phân tích được các vấn đề an ninh, quốc phòng và có ý thức cảnh giác với những âm mưu chống phá cách mạng của các thế lực thù địch.

– Kiến thức chung theo lĩnh vực

+ Vận dụng được các kiến thức khoa học tự nhiên như hóa học, sinh học, vật lý, lý sinh để giải thích các hiện tượng bệnh lý.

+ Phân tích được các hiện tượng, các cơ chế hoạt động, nguyên lý vận hành của các trang thiết bị phục vụ chẩn đoán và điều trị.

+ Tiếp cận được với các kiến thức sinh học và kỹ thuật y dược hiện đại.

  • Kiến thức chung của khối ngành

+ Vận dụng được kiến thức cốt lõi về khoa học sức khỏe và các mối liên quan giữa sức khỏe với các yếu tố môi trường, xã hội.

+ Đánh giá và phân tích được mối liên quan giữa sức khỏe, bệnh tật với môi trường  và các yếu tố tâm lý – xã hội.

  • Kiến thức chung của nhóm ngành và ngành

+ Hiểu được đặc điểm giải phẫu, cấu trúc và hoạt động của cơ thể con người trong trạng thái bình thường và bệnh lý.

+ Đánh giá được sự thay đổi các trạng thái cơ thể trong những điều kiện bình thường  và bệnh lý.

+ Áp dụng được những kiến thức cơ bản, cơ sở để giải thích các triệu chứng bệnh lý của người bệnh.

+ Phân tích và tổng hợp được các triệu chứng, các dấu hiệu để chẩn đoán các tình trạng bệnh lý.

+ Áp dụng được các phương pháp, các kỹ thuật để điều trị và chăm sóc người bệnh.

  • Kiến thức thực tập và tốt nghiệp: Vận dụng tổng hợp kiến thức thu được để phân tích và đánh giá các vấn đề sức khỏe tại Bệnh viện và cộng đồng trước khi trở thành Y sĩ đa khoa.

2.2. Về kỹ năng:

Người Y sĩ ở trình độ Cao đẳng có những kỹ năng thực hành nghề nghiệp cơ bản và cần thiết như sau:

– Chẩn đoán, xử lý, theo dõi và dự phòng các bệnh thường gặp và các cấp cứu thông thường;

– Thực hiện thành thạo các kỹ thuật thăm khám cơ bản và định hướng chẩn đoán được một số bệnh chuyên khoa;

– Chỉ định và đánh giá được một số xét nghiệm và kỹ thuật thăm dò chức năng cơ bản phục vụ cho chẩn đoán bệnh thông thường;

–  Đề xuất những biện pháp xử lý thích hợp, lập kế hoạch chăm sóc, bảo vệ, nâng cao sức khỏe toàn diện và liên tục cho cá nhân, gia đình, cộng đồng và bảo vệ môi trường;

– Phát hiện sớm các dịch bệnh, tham gia phòng chống dịch và quản lý người bệnh ngoại trú toàn diện, liên tục.

– Thực hiện được việc sơ cứu, cấp cứu ban đầu các trường hợp bệnh nặng, tai nạn;

– Có kỹ năng sử dụng thuốc hợp lý, an toàn;

– Áp dụng y học cổ truyền trong công tác phòng bệnh và chữa bệnh;

– Thực hiện được công tác tư vấn, giáo dục sức khỏe, tổ chức chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân;

– Có khả năng tham gia vào công tác nghiên cứu khoa học;

– Có kiến thức cơ bản về tin học và ngoại ngữ để phục vụ công tác chuyên môn.

2.3. Về năng lực tự chủ tự chịu trách nhiệm

– Tận tụy với sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân;

– Có tinh thần tôn trọng, hợp tác, phối hợp với đồng nghiệp, bệnh nhân và gia đình họ trong quá trình chăm sóc sức khỏe;

– Trung thực, khách quan, luôn cố gắng học tập vươn lên để nâng cao trình độ chuyên môn.

  • Đạo đức cá nhân

+ Sẵn sàng đương đầu với khó khăn.

+ Kiên trì, chăm chỉ, nhiệt tình, say mê sáng tạo.

+ Cảm thông, chia sẻ với đồng nghiệp, người bệnh.

  • Đạo đức nghề nghiệp

+ Tận tâm, tận lực, trung thực và trách nhiệm.

+ Tác phong làm việc chuyên nghiệp.

+ Văn hóa ứng xử của thầy thuốc (12 điều y đức).

  • Đạo đức xã hội

+ Coi trọng nền y học cổ truyền dân tộc.

+ Tuân thủ pháp luật và các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

+ Giữ gìn và quảng bá hình ảnh người Y sĩ đa khoa trong xã hội

3.Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:

Sau khi tốt nghiệp chương trình đào tạo Y sĩ Đa khoa trình độ cao đẳng, người học có khả năng đảm nhiệm công tác khám chữa bệnh, tham gia nghiên cứu khoa học và quản lý; đáp ứng yêu cầu công việc tại các vị trí sau: Tại đơn vị khám, chữa bệnh tuyến cơ sở công lập và tư nhân, trạm y tế xã phường; Làm công tác chuyên môn Y tế trường học, Y tế cơ quan…

  1. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học:

– Số lượng môn học, mô đun:  33

– Khối lượng kiến thức toàn khóa học: 95  tín chỉ

– Khối lượng các môn học chung/đại cương: 435 giờ

– Khối lượng các môn học, mô đun chuyên môn: 2115 giờ

– Khối lượng lý thuyết: 822 giờ; Thực hành, thực tập, thí nghiệm: 1609 giờ; Thi/Kiểm tra: 119 giờ.

III. Nội dung chương trình:

Xem chi tiết tại đây!

Chương trình đào tạo Cao đẳng Kế toán

Tên ngành, nghề: Kế toán

Mã ngành, nghề: 6340301

Trình độ đào tạo: Cao đẳng

Hình thức đào tạo: Chính quy

Đối tượng tuyển sinh: Người học đã tốt nghiệp trung học cơ sở và tương đương trở lên.

Thời gian đào tạo: 2,5 năm

  1. Mục tiêu đào tạo

1.1. Mục tiêu chung:

Kế toán trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện việc ghi chép, đo lường và cung cấp thông tin về các nghiệp vụ tài chính trong các tổ chức có hình thức sở hữu, quy mô và lĩnh vực hoạt động khác nhau, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Kế toán được xem là “ngôn ngữ” của kinh doanh, là công cụ quản lý hữu hiệu ở cấp vi mô lẫn vĩ mô. Kế toán là bộ phận không thể thiếu và được mệnh danh là cánh tay đắc lực trong quản lý tài chính tại các tổ chức. Thông tin do bộ phận kế toán cung cấp rất cần thiết cho nhà quản trị, giúp họ đưa ra các chiến lược và quyết định kinh doanh, do đó, thị trường việc làm và nhu cầu nhân lực trong ngành, nghề này rất lớn.

Người làm nghề kế toán cần có sức khỏe và đạo đức nghề nghiệp tốt, có đủ kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề đáp ứng với vị trí công việc, giải quyết được các công việc một cách chủ động, giao tiếp và phối hợp làm việc với nhiều đối tượng khác nhau.

Ngoài ra, người hành nghề cần thường xuyên học tập nâng cao trình độ chuyên môn, cập nhật thường xuyên các quy định của nhà nước về tài chính; rèn luyện kỹ năng giao tiếp bằng ngoại ngữ; mở rộng kiến thức xã hội; rèn luyện tính cẩn thận, chi tiết; rõ ràng; xây dựng ý thức nghề và sự say mê nghề nghiệp.

1.2. Mục tiêu cụ thể:  

1.2.1. Kiến thức:

– Trình bày được các chuẩn mực kế toán Việt Nam;

– Trình bày được các nội dung trong chế độ kế toán và các quy định cốt lõi

trong hệ thống văn bản pháp luật về thuế;

– Xác định được vị trí, vai trò của kế toán trong ngành kinh tế;

– Mô tả được cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong doanh nghiệp, mối quan hệ giữa các bộ phận trong doanh nghiệp;

– Mô tả được các loại chứng từ kế toán và phương pháp lập chứng từ kế toán sử dụng trong các vị trí việc làm;

– Trình bày được phương pháp thu thập, sắp xếp, quản lý, lưu trữ hồ sơ, sổ sách chứng từ kế toán;

– Trình bày phương pháp ghi sổ kế toán chi tiết và sổ kế toán tổng hợp;

– Trình bày được phương pháp kiểm tra, đối chiếu, xử lý trong công tác kế toán;

– Trình bày được các phương pháp kê khai thuế, báo cáo ấn chỉ;

– Trình bày được phương pháp lập báo cáo tài chính;

– Mô tả được các nội dung và quy trình thưc hiện nghiệp vụ kế toán trên phần mềm liên quan đến nghề kế toán;

– Trình bày nội dung và quy trình thực hiện trên phần mềm hỗ trợ kê khai,

phần mềm kê khai hải quan, sử dụng chữ ký số khi nộp tờ khai, nộp thuế điện tử;

– Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

 

1.2.2. Kỹ năng:

– Tổ chức được công tác tài chính kế toán phù hợp với từng tổ chức;

– Thực hiện thành thạo việc lập, kiểm tra, phân loại, xử lý chứng từ kế toán theo từng vị trí công việc;

– Sử dụng được chứng từ kế toán trong ghi sổ kế toán chi tiết và tổng hợp;

– Lập thành thạo báo cáo tài chính và báo cáo thuế;

– Lập được kế hoạch tài chính của tổ chức;

– Xây dựng được hệ thống định mức chi phí;

– Lập được báo cáo kế toán quản trị của tổ chức;

– Kiểm tra, đánh giá được công tác tài chính, kế toán;

– Cung cấp đầy đủ thông tin kinh tế về hoạt động sản xuất kinh doanh để phục vụ cho yêu cầu lãnh đạo và quản lý kinh tế ở tổ chức;

– Phân tích được thông tin tài chính để hỗ trợ nhà quản trị tổ chức;

– Tham mưu được cho lãnh đạo những ý kiến cải tiến làm cho công tác kế toán và công tác quản lý tài chính đúng pháp luật;

– Thiết lập được mối quan hệ với ngân hàng, các tổ chức tín dụng và các cơ quan quản lý chức năng;

– Sử dụng được tiếng Anh trong giao tiếp, đọc, soạn thảo tài liệu chứng từ kế toán;

– Sử dụng được máy tính, mạng máy tính, phần mềm văn phòng;

– Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; ứng dụng công nghệ thông tin trong một số công việc chuyên môn của ngành, nghề;

– Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.

 

1.2.3. Mức độ tự chủ và trách nhiệm

– Làm việc độc lập, làm việc theo nhóm;

– Tổ chức, đánh giá, phân tích các hoạt động nhóm;

– Có tinh thần tự học, tự rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn đáp ứng nhu cầu của công việc;

– Có đạo đức nghề nghiệp kế toán, bảo mật thông tin tài chính của tổ chức;

– Có trách nhiệm trong công việc, sử dụng, bảo quản tài sản trong tổ chức.

1.3. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:

Sau khi tốt nghiệp, người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí

việc làm của ngành, nghề bao gồm:

– Kế toán thanh toán;

– Kế toán kho và tài sản cố định;

– Kế toán lương;

– Kế toán mua – bán hàng;

– Kế toán chi phí sản xuất – giá thành;

– Kế toán thuế;

– Kế toán quản trị;

– Kế toán tổng hợp.

  1. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học:

– Số lượng môn học, mô đun: 33

– Khối lượng kiến thức toàn khóa học: 92 Tín chỉ

– Khối lượng các môn học chung/đại cương: 435 giờ

– Khối lượng các môn học, mô đun chuyên môn: 1700 giờ

– Khối lượng lý thuyết: 822 giờ; Thực hành, thực tập, thí nghiệm: 1217 giờ; Thi/kiểm tra: 96 giờ

  1. Nội dung chương trình:

Xem chi tiết tại đây!

Chương trình đào tạo Cao đẳng Quản trị kinh doanh

Tên ngành, nghề:   Quản trị kinh doanh

Mã ngành, nghề: 6340404

Trình độ đào tạo: Cao đẳng

Hình thức đào tạo: Chính quy

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương trở lên

Thời gian đào tạo: 2.5 năm

  1. Mục tiêu đào tạo

1.1. Mục tiêu chung:

Quản trị kinh doanh trình độ cao đẳng là một ngành, nghề có sự kết hợp của khoa học và nghệ thuật quản lý – kinh doanh. Đây là ngành, nghề hỗ trợ phát triển tối đa tư duy hệ thống trong quản lý và cải tiến hiệu quả hệ thống sản phẩm hàng hóa, dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội, đáp ứng được yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Ngành, nghề Quản trị kinh doanh thực hiện việc duy trì và phát triển hoạt động kinh doanh của tổ chức, bao gồm việc cân nhắc, tạo ra hệ thống, quy trình và tối đa hóa hiệu quả hoạt động, “quản lý hoạt động kinh doanh” bằng quá trình tư duy và ra quyết định của nhà quản trị. Để kết nối và vận hành được toàn hệ thống hoạt động của tổ chức, người học ngành, nghề quản trị kinh doanh có thể đảm nhận những vị trí việc làm liên quan tại từng bộ phận như: Nhân sự, kinh doanh, marketing, hành chính, trợ lý. Đây là những vị trí việc làm phổ biến trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Các công việc của ngành, nghề chủ yếu được thực hiện tại các bộ phận của tổ chức hoặc các cơ sở sản xuất kinh doanh. Do đó, những vị trí việc làm này phải chịu cường độ làm việc cao, chịu áp lực lớn về thời gian và yêu cầu đảm bảo tiến độ kế hoạch kinh doanh của tổ chức. Để thực hiện tốt các nhiệm vụ, cần phải đảm bảo các điều kiện làm việc thiết yếu như: Môi trường và điều kiện làm việc phải đảm bảo sức khỏe; mặt bằng kinh doanh hợp lý, các loại thiết bị, dụng cụ phù hợp với tiêu chuẩn của từng công việc; các phần mềm giám sát, quản lý sản phẩm; hệ thống thông tin liên lạc tốt; các quy định nội bộ về chuẩn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.

1.2. Mục tiêu cụ thể:   

1.2.1.  Kiến thức:                                       

– Trình bày được khái niệm cơ bản trong lĩnh vực kinh doanh, hành chính, nhân sự, marketing, trợ lý;

– Giải thích được các quyền và nghĩa vụ của người lao động theo Luật lao động;

– Xác định được nội dung và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động của tổ chức;

– Liệt kê được các trách nhiệm và nhiệm vụ của bản thân khi làm việc nhóm;

– Xác định được cơ cấu tổ chức bộ máy phù hợp với loại hình tổ chức;

– Giải thích và phân tích được hoạt động sản xuất kinh doanh của tổ chức;

– Xác định được quy trình hoạt động sản xuất kinh doanh;

– Xác định được quy trình thực hiện công việc, nhật ký công việc;

– Mô tả được quy trình và cách thức thực hiện công việc trong hoạt động sản xuất kinh doanh;

– Giải thích được các quy luật kinh tế, các biến số môi trường kinh doanh tác động đến hoạt động của tổ chức;

– Cập nhật được các quy định, chính sách về hoạt động sản xuất kinh doanh;

– Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

1.2.2. Kỹ năng:

– Lập được kế hoạch thực hiện công việc;

– Vận hành được hệ thống tiêu thụ sản phẩm sẵn có tại đơn vị một cách hiệu quả;

– Dự báo và tìm kiếm được cơ hội kinh doanh;

– Lập được báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của tổ chức;

– Cung cấp được các thông tin kinh tế – xã hội về hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị để phục vụ cho yêu cầu lãnh đạo và quản lý kinh tế ở đơn vị và các cơ quan quản lý có liên quan;

– Xác định được chiến lược kinh doanh tại đơn vị bộ phận;

– Tham mưu cho lãnh đạo những ý kiến cải tiến công tác quản trị phù hợp với từng giai đoạn kinh doanh;

– Thiết lập được mối quan hệ giữa đơn vị với các đối tác;

– Giải quyết được những khiếu nại, thắc mắc của khách hàng trong mọi trường hợp;

– Tạo lập và khởi nghiệp được tổ chức mới với quy mô vừa và nhỏ;

– Tổ chức thực hiện được các biện pháp vệ sinh an toàn lao động;

– Phát hiện và đề phòng được rủi ro và mối nguy hại tại nơi làm việc;

– Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;

– Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.

1.2.3. Mức độ tự chủ và trách nhiệm:

– Chấp hành nghiêm chỉnh đường lối chính sách của Đảng và pháp luật nhà nước, nội qui làm việc tại doanh nghiệp, đơn vị;

– Giao tiếp hiệu quả thông qua văn bản viết, thuyết trình, thảo luận và làm chủ tình huống;

– Có ý thức trách nhiệm trong công việc với cộng đồng xã hội; có tinh thần cầu tiến, ham học hỏi, có ý thức tự nghiên cứu, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn để nâng cao trình độ;

– Hỗ trợ được các thành viên trong nhóm hay bộ phận để đảm bảo đạt mục tiêu đã đề ra;

– Làm việc theo chuẩn đạo đức nghề nghiệp và tuân thủ đúng Luật doanh nghiệp, Luật lao động, chuẩn mực đạo đức trong kinh doanh;

– Làm việc có phương pháp khoa học có tính tổ chức kỷ luật và trách nhiệm với công việc; biết phân tích, giải quyết vấn đề, đúc kết kinh nghiệm, cải tiến công việc được giao; có tinh thần cầu tiến, ham học hỏi, biết đoàn kết và phối hợp, hợp tác, tự tin, sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp trong công việc;

– Thích nghi được với môi trường làm việc khác nhau;

– Ý thức trách nhiệm, tự giác tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường;

– Thích ứng được với sự thay đổi trong các thời kỳ công nghệ 4.0.

1.3. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:

– Nhân sự;

– Kinh doanh;

– Hành chính;

– Marketing;

– Trợ lý,

– Có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn

  1. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học:

– Số lượng môn học, mô đun: 33

– Khối lượng kiến thức toàn khóa học: 92 Tín chỉ

– Khối lượng các môn học chung/đại cương: 435 giờ

– Khối lượng các môn học, mô đun chuyên môn: 1680 giờ

– Khối lượng lý thuyết: 842 giờ; Thực hành, thực tập, thí nghiệm: 1177 giờ; Kiểm tra/ Thi: 96 giờ

3. Nội dung chương trình:

Xem chi tiết tại đây!

Chương trình đào tạo Cao đẳng Tài chính – Ngân hàng

Tên ngành, nghề: Tài chính – Ngân hàng

Mã ngành, nghề: 6340202

Trình độ đào tạo: Cao đẳng

Hình thức đào tạo: Chính quy

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương trở lên

Thời gian đào tạo: 2,5 năm

  1. Mục tiêu đào tạo

1.1. Mục tiêu chung:

– Tài chính – Ngân hàng là ngành nghề liên quan đến các dịch vụ giao dịch, luân chuyển tiền tệ thông qua ngân hàng, các tổ chức tín dụng và các công cụ tài chính của ngân hàng phát hành trong phạm vi nội địa và quốc tế; lĩnh vực tài chính tại các doanh nghiệp.

– Nghề Tài Chính -Ngân hàng là nghề thực hiện các công việc: nghiệp vụ huy động vốn, nghiệp vụ tín dụng (cho vay, chiết khấu, bảo lãnh, bao thanh toán, tài trợ nhập khẩu, tài trợ xuất khẩu), nghiệp vụ thanh toán, kế toán ngân hàng thương mại, nghiệp vụ kho quỹ, xử lý rủi ro tín dụng, thẩm định giá tài sản và giá trị doanh nghiệp, phân tích và quản trị tài chính, môi giới chứng khoán.

Nhiệm vụ chính của nghề:

– Nghề Tài chính là theo dõi vốn, dòng tiền của công ty, của doanh nghiệp. Nghề tài chính thực hiện việc đưa ra quyết định về vay tiền hay thoả thuận các hợp đồng về tài chính. Người quản lý tài chính là người liên quan tới hầu như các lĩnh vực của một công ty;

– Nghề Tài chính – Ngân hàng là thực hiện các nghiệp vụ huy đồng vốn, nghiệp vụ tín dụng (cho vay, chiết khấu, bảo lãnh, bao thanh toán, tài trợ xuất nhập khẩu…), thực hiện nghiệp vụ thanh toán (thanh toán cá nhân, thanh toán doanh nghiệp, thanh toán trong nước và quốc tế), nghiệp vụ đầu tư tài chính và một số nghiệp vụ khác theo quy định của pháp luật.

Việc luân chuyển tiền tệ trong nền kinh tế và việc sử dụng tài chính trong doanh nhiệp được vận hành giống như các mạch máu trong cơ thể, nó có nhiệm vụ đảm bảo hoạt động cho toàn bộ hệ thống của nền kinh tế. Do đó, nền kinh tế có phát triển hay khủng hoảng thì triển vọng việc làm của ngành không bao giờ hạn hẹp. Với những kiến thức và kỹ năng được đào tạo khi học nghề Tài Chính – Ngân hàng trình độ cao đẳng, người lao động có thể làm việc ở các đơn vị cơ quan như:

– Ngân hàng thương mại, công ty chứng khoán, tổ chức tín dụng phi ngân hàng;

– Các cơ quan quản lý nhà nước về tài chính ngân hàng và các loại hình doanh nghiệp khác, các tổ chức tài chính; quỹ đầu tư, sàn giao dịch chứng khoán;

– Công ty bảo hiểm, công ty tài chính, quỹ tín dụng hoặc làm nhân viên kế toán của các công ty;

– Bộ phận tài chính của các công ty, tập đoàn.

Nghề Tài chính – Ngân hàng trình độ cao đẳng đòi hỏi các kỹ năng mềm cần thiết để đáp ứng nhu cầu của công việc như kỹ năng giao tiếp với khách hàng, giới thiệu sản phẩm, thuyết phục khách hàng, kỹ năng ngoại ngữ, kỹ năng tin học, kỹ năng quản lý thời gian, tư duy phản biện, kỹ năng phân tích, làm việc theo nhóm… để đáp ứng yêu cầu của từng vị trí công việc và yêu cầu làm việc trong môi trường đầy năng động và giàu tính cạnh tranh và toàn cầu hóa. Ngoài ra, cần phải thường xuyên học tập để nâng cao khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ, mở rộng kiến thức xã hội; rèn luyện tính cẩn thận, chi tiết, rõ ràng; xây dựng ý thức nghề và sự say mê nghề.

Để hành nghề, người lao động phải có sức khỏe tốt, đạo đức nghề nghiệp tốt, có đủ kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề đáp ứng với vị trí công việc. Ngoài ra, cần phải thường xuyên học tập để nâng cao khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ, mở rộng kiến thức xã hội; rèn luyện tính cẩn thận, chi tiết, rõ ràng; xây dựng ý thức nghề và sự say mê nghề.

Người học sau khi tốt nghiệp nghề Tài chính- Ngân hàng trình độ cao đẳng phải đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

1.2. Mục tiêu cụ thể:

1.2.1. Kiến thức:

– Trình bày được các kiến thức cơ bản về lý luận chính trị, quân sự và rèn luyện sức khỏe;

– Trình bày được các kiến thức về chính trị, kinh tế, xã hội để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống và tiếp cận vấn đề thuộc ngành Tài chính – Ngân hàng.

– Trình bày được các khái niệm cơ bản về tài chính tiền tệ, tín dụng, ngân hàng, quản trị học, kế toán;

– Trình bày được các khái niệm, công thức toán tài chính;

– Trình bày được kiến thức ngoại ngữ cơ bản đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam

– Trình bày được kiến thức tin học trong công tác Tài chính – Ngân hàng đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản;

– Các kiến thức cơ sở ngành sẽ là sơ sở để nghiên cứu các kiến thức chuyên sâu của ngành.

– Liệt kê, mô tả được các biểu mẫu, chứng từ ngân hàng liên quan đến các nghiệp vụ huy động vốn, nghiệp vụ thanh toán, nghiệp vụ tín dụng (tín dụng cho vay, chiết khấu, bảo lãnh, bao thanh toán, tài trợ thương mại), kho quỹ, thẩm định tín dụng, xử lý nợ, kế toán;

– Liệt kê được quy trình thực hiện các nghiệp vụ huy động vốn, nghiệp vụ thanh toán, nghiệp vụ tín dụng (tín dụng cho vay, chiết khấu, bảo lãnh, bao thanh toán, tài trợ thương mại), kho quỹ, thẩm định tín dụng, xử lý nợ;

– Trình bày được các kiến thức, nghiệp vụ kế toán doanh nghiệp, kế toán ngân hàng;

– Liệt kê được các rủi ro trong hoạt động tín dụng ngân hàng; trình bày được các bước trong quy trình xử lý rủi ro tín dụng ngân hàng;

– Trình bày được cách thức thực hiện các nghiệp vụ hoạt động kinh doanh chứng khoán;

– Trình bày được một số chỉ tiêu tài chính sử dụng đánh giá tình hình kinh tế, ngân hàng và thị trường tài chính;

– Trình bày và phân tích được được các chỉ tiêu tài chính để định giá tài sản doanh nghiệp, thẩm định tài sản và quản trị tài chính.

– Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

1.2.2. Kỹ năng:

– Vận dụng tư duy, sáng tạo, giao tiếp, lập luận, thuyết trình, phản biện, làm việc nhóm khi thực hiện công việc;

– Vận dụng kiến thức, kỹ năng chuyên môn vào thực tiễn, từng bước phát triển năng lực nghề nghiệp;

– Lập luận, nghiên cứu, tính toán và phân tích dữ liệu, xử lý tình huống và giải quyết các vấn đề trong công việc;

– Ứng dụng được công nghệ thông tin cơ bản trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;

– Lập được kế hoạch tổ chức và thực hiện công việc theo kế hoạch;

– Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào một số công việc chuyên môn của ngành, nghề.

– Lập được các chứng từ, phân loại, kiểm tra, xử lý các chứng từ liên quan đến các nghiệp vụ huy động vốn, nghiệp vụ thanh toán, nghiệp vụ tín dụng (tín dụng cho vay, chiết khấu, bảo lãnh, bao thanh toán, tài trợ thương mại), kho quỹ, thẩm định tín dụng, xử lý nợ, quản trị tài chính, môi giới chứng khoán;

– Thực hiện được các công việc theo các bước trong quy trình của nghiệp vụ huy động vốn, nghiệp vụ thanh toán, nghiệp vụ tín dụng (cho vay, chiết khấu, bảo lãnh, bao thanh toán…), kho quỹ, thẩm định tín dụng, quản trị tài chính, thẩm định tài sản, môi giới chứng khoán;

– Hạch toán được các nghiệp vụ kế toán, lập được các báo cáo theo quy định của pháp luật.

– Dự báo, phát hiện được các rủi ro tín dụng, đề ra được các biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng;

– Thực hiện được các bước xử lý rủi ro tín dụng;

– Áp dụng được các phương pháp, các công thức tính toán để phân tích tài chính;

– Tính toán, phân tích được các chỉ tiêu tài chính thực hiện công việc định giá giá trị doanh nghiệp, định giá tài sản, quản trị tài chính;

– Thực hiện được việc phát triển sản phẩm mới trong lĩnh vực dịch vụ Tài chính – Ngân hàng;

– Vận dụng được lý thuyết vào nghiên cứu khoa học, thực tiễn và giải quyết các vấn đề liên quan đến lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng.

– Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; ứng dụng công nghệ thông tin trong một số công việc chuyên môn của ngành, nghề;

– Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào một số công việc chuyên môn của ngành, nghề.

1.2.3. Mức độ tự chủ và trách nhiệm:

– Chấp hành tốt các quy định pháp luật, chính sách của Nhà nước;

– Cần cù, chịu khó, sáng tạo, cầu tiến trong công việc;

– Chịu trách nhiệm với kết quả công việc của bản thân và nhóm trước lãnh đạo và tổ chức;

– Thực hiện nghiên cứu, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn để nâng cao trình độ;

– Đoàn kết, hợp tác, sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp trong công việc;

– Làm việc có phương pháp khoa học, có tính tổ chức kỷ luật;

– Tự tin, chủ động trong xác định mục đích, yêu cầu công việc, cách thức thực hiện công việc;

– Phân tích, giải quyết vấn đề, đúc kết kinh nghiệm, cải tiến công việc được giao;

– Tự đánh giá được kết quả công việc của bản thân và kết quả công việc của nhóm;

– Thích nghi và xử lý được những vấn đề phức tạp, thích ứng được khi điều kiện làm việc thay đổi;

– Chịu được áp lực công việc;

– Ý thức trách nhiệm, tự giác tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường.

1.3. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề gồm:

– Giao dịch – thanh toán;

– Kho quỹ;

– Tín dụng;

– Xử lý nợ;

– Thẩm định tài sản;

– Môi giới chứng khoán;

– Quản trị tài chính;

– Kế toán.

  1. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học:

– Số lượng môn học, mô đun: 33

– Khối lượng kiến thức toàn khóa học: 92 Tín chỉ

– Khối lượng các môn học chung/đại cương: 435 giờ

– Khối lượng các môn học, mô đun chuyên môn: 1700 giờ

– Khối lượng lý thuyết: 817 giờ; Thực hành, thực tập, thí nghiệm: 1222 giờ; Thi/ kiểm tra: 96 giờ.

  1. Nội dung chương trình:

Xem chi tiết tại đây!

Chương trình đào tạo Cao đẳng Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử

Tên ngành, nghề:     Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử

Mã ngành, nghề:     6510303

Trình độ đào tạo:     Cao đẳng

Hình thức đào tạo:  Chính quy

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông và tương đương

Thời gian đào tạo:    2,5 năm

  1. Mục tiêu đào tạo

1.1. Mục tiêu chung:

Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc trong lĩnh vực dân dụng và công nghiệp như: Sửa chữa thiết bị điện, điện tử; thiết kế, lập trình, lắp đặt, kiểm tra, vận hành, bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống các thiết bị điện, điện tử, tự động hóa… đạt yêu cầu kỹ thuật và đảm bảo an toàn, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Các công việc của nghề chủ yếu được thực hiện tại các phân xưởng sản xuất, trong nhà máy hoặc các cơ sở sản xuất kinh doanh, có thể tự mở cửa hàng, trung tâm bảo trì sửa chữa nên môi trường và điều kiện làm việc đảm bảo an toàn – vệ sinh và sức khỏe. Để thực hiện tốt các nhiệm vụ, cần phải đảm bảo các điều kiện làm việc thiết yếu như: kiến trúc nhà xưởng và mặt bằng sản xuất hợp lý, các loại thiết bị, dụng cụ phù hợp với tiêu chuẩn của từng công việc; các phần mềm giám sát, quản lý sản phẩm; hệ thống thông tin liên lạc tốt; và có các quy định nội bộ về chuẩn trong lao động, sản xuất.

Người hành nghề Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử sẽ trực tiếp tham gia: lắp đặt thiết bị điện, điện tử; thiết kế và lắp ráp mạch điện tử; sửa chữa thiết bị điện, điện tử; thiết kế, thi công, vận hành và bảo trì hệ thống cung cấp điện, hệ thống điện dân dụng và công nghiệp; vận hành, bảo trì, sửa chữa hệ thống điều khiển tự động hóa trong công nghiệp; tư vấn giám sát và điều hành các dự án thuộc lĩnh vực điện, điện tử; kinh doanh thiết bị điện, điện tử.

1.2. Mục tiêu cụ thể:

1.2.1 Kiến thức:

– Giải thích chính xác quy cách, tính chất của các loại vật liệu, linh kiện thường dùng trong lĩnh vực điện, điện tử;

– Mô tả được tính chất, cấu tạo, nguyên lý hoạt động, ứng dụng của các thiết bị điện, điện tử;

– Trình bày được cấu tạo, nguyên lý hoạt động, ứng dụng của các hệ thống điện, điện tử trong công nghiệp;

– Trình bày được phương pháp sử dụng các thiết bị đo, dụng cụ cầm tay vào nghề điện, điện tử;

– Trình bày được quy trình lắp ráp thiết bị điện, điện tử;

– Mô tả chính xác trình tự sửa chữa các thiết bị điện, điện tử;

– Trình bày được phương pháp vẽ, thiết kế, chế tạo mạch in;

– Trình bày được các phương pháp lập trình PLC, vi điều khiển vào hệ thống điện, điện tử;

– Liệt kê đầy đủ các phương pháp tính toán trong thiết kế các hệ thống điện, điện tử;

– Mô tả được quy trình vận hành, bảo trì, lắp đặt hệ thống phân phối cung cấp điện và các hệ thống điện dân dụng, công nghiệp;

– Lập được kế hoạch tư vấn, giám sát và điều hành các dự án lĩnh vực điện, điện tử;

– Mô tả được kế hoạch tư vấn, giám sát và điều hành các dự án lĩnh vực điện, điện tử;

– Liệt kê trách nhiệm và nhiệm vụ của bản thân trong mối quan hệ với các thành viên trong nhóm/bộ phận;

– Giải thích cách thức thực hiện công việc theo hướng thúc đẩy hợp tác với các thành viên trong nhóm đạt được mục tiêu đã đề ra;

– Liệt kê được quy trình bàn giao ca, ghi nhật ký công việc;

– Trình bày được các tiêu chuẩn an toàn lao động;

– Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

1.2.2. Kỹ năng:       

– Sử dụng thành thạo các dụng cụ hỗ trợ cầm tay nghề điện, điện tử;

– Đọc được chính xác các bản vẽ kỹ thuật của nghề (Bản vẽ sơ đồ lắp ráp, bản vẽ sơ đồ nguyên lý); liệt kê được vật tư, linh kiện cần cho mạch điện;

– Lắp ráp thuần thục các thiết bị điện, điện tử;

– Đo, kiểm tra, sửa chữa thành thạo các thiết bị điện, điện tử;

– Tính toán, thiết kế được mạch điện tử và các hệ thống hệ thống điện dân dụng, công nghiệp theo đúng yêu cầu;

– Sử dụng thuần thục các phần mềm thiết kế điện, điện tử;

– Lắp ráp các mạch điện tử đảm bảo yêu cầu kỹ thuật;

– Lập được kế hoạch, tổ chức và thực hiện lắp đặt hệ thống phân phối cung cấp điện, hệ thống điện dân dụng, công nghiệp và các hệ thống tự động hóa trong công nghiệp;

– Vận hành thuần thục hệ thống phân phối cung cấp điện, hệ thống điện dân dụng, công nghiệp và các hệ thống tự động hóa trong công nghiệp;

– Lập trình vi điều khiển, PLC cho hệ thống điện, điện tử;

– Sử dụng thuần thục các phần mềm ứng dụng phục vụ cho chuyên ngành, quản lý và tổ chức sản xuất;

– Lập được kế hoạch tư vấn, giám sát và điều hành các dự án lĩnh vực điện, điện tử;

– Giải đáp được các thắc mắc, từ đó lập được kế hoạch cung cấp các yêu cầu và lựa chọn được sản phẩm đáp ứng nhu cầu cho khách hàng;

– Hỗ trợ các thành viên trong nhóm hay bộ phận để đảm bảo đạt mục tiêu đã đề ra.

– Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;

– Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.

1.2.3 Mc độ t ch và trách nhim

– Chịu trách nhiệm với kết quả công việc của bản thân và nhóm trước lãnh đạo cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp;

– Có khả năng giải quyết công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi;

– Hướng dẫn tối thiểu, giám sát cấp dưới thực hiện nhiệm vụ xác định;

– Đánh giá chất lượng sản phẩm sau khi hoàn thành kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm.

1.3. V trí vic làm sau khi tt nghip

Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:

– Lắp đặt thiết bị điện;

– Lắp ráp thiết bị điện tử;

– Sửa chữa thiết bị điện;

– Sửa chữa thiết bị điện tử;

– Thi công, vận hành hệ thống phân phối cung cấp điện;

– Thiết kế, lắp ráp mạch điện tử;

– Vận hành, bảo trì, sửa chữa hệ thống điều khiển tự động hóa;

– Thiết kế, thi công, vận hành và bảo trì hệ thống điện dân dụng và công nghiệp;

– Tư vấn, giám sát và điều hành các dự án lĩnh vực điện, điện tử;

– Kinh doanh thiết bị điện, điện tử.

1.4. Kh năng hc tp nâng cao trình độ

– Khối lượng khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Công nghệ kỹ thuật điện – điện tử trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;

– Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo.

  1. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học:

– Số lượng môn học, mô đun: 34

– Khối lượng kiến thức toàn khóa học:  2500 giờ

– Khối lượng các môn học chung/đại cương: 435 giờ.

– Khối lượng các môn học, mô đun chuyên môn: 2065 giờ.

– Khối lượng lý thuyết: 927 giờ; Thực hành, thực tập, thí nghiệm: 1480 giờ. 

  1. Nội dung chương trình:

Xem chi tiết tại đây!

Chương trình đào tạo Cao đẳng Công nghệ kỹ thuật xây dựng

Tên ngành, nghề: Công nghệ kỹ thuật xây dựng

Mã ngành, nghề: 6510103

Trình độ đào tạo: Cao đẳng

Hình thức đào tạo: Chính quy

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông và tương đương;

Thời gian đào tạo: 2,5 năm

  1. Mục tiêu đào tạo

1.1. Mục tiêu chung:

Kỹ thuật xây dựng trình độ cao đẳng là ngành, nghề mà người hành nghề thực hiện các công việc quản lý, tổ chức thi công, giám sát thực hiện an toàn lao động và vệ sinh môi trường, giám sát và nghiệm thu các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp phục vụ đời sống của con người, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Người làm nghề Kỹ thuật xây dựng quản lý, giám sát, hướng dẫn người khác hoặc trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ xây, trát, lát, ốp, sơn, lắp đặt các cấu kiện loại nhỏ, lắp các thiết bị vệ sinh; gia công lắp dựng và tháo dỡ cốp pha, giàn giáo, làm cốt thép và đổ bê tông; tiến hành nghiệm thu các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp; bảo đảm an toàn, đúng kỹ thuật, đúng tiến độ.

Các nhiệm vụ chính của nghề: quản lý, tổ chức thi công các hạng mục của công trình như: thi công đất, thi công phần xây thô, gia công, lắp dựng cốt thép, lắp dựng cốp pha – giàn giáo, thi công bê tông, thi công hoàn thiện công trình, giám sát thực hiện an toàn lao động và vệ sinh môi trường.

Đặc điểm môi trường làm việc: hầu hết các công việc của nghề Kỹ thuật xây dựng được thực hiện ngoài trời và ở trên cao nên đòi hỏi người làm nghề này phải có sức khoẻ tốt, có khả năng làm việc trên cao, có độ tập trung, có kiến thức kỹ năng về bảo hộ an toàn, chuyên môn cao.

1.2. Mục tiêu cụ thể:   

1.2.1. Kiến thức

 – Trình bày được các khái niệm, tiêu chuẩn trong vẽ kỹ thuật xây dựng;

– Phân tích được các quy định của bản vẽ thiết kế công trình xây dựng và phương pháp đọc một bản vẽ thiết kế;

– Trình bày được khái niệm về sinh thái học, hệ sinh thái, ô nhiễm môi trường, bảo vệ môi trường và các biện pháp bảo vệ môi trường; phương thức “xanh hóa” trong kỹ thuật xây dựng;

– Trình bày được những kiến thức cơ bản về 5S trong lĩnh vực của ngành, nghề;

– Phân tích được tính chất cơ, lý, hóa của các loại vật liệu, và cập nhật kiến thức về các loại vật liệu mới;

– Trình bày được phương pháp tính toán khối lượng, vật liệu, nhân công và dự toán kinh phí cho các công việc được giao;

– Trình bày được các nội dung cơ bản về kỹ thuật thi công đất, kỹ thuật xây, kỹ thuật hoàn thiện, kỹ thuật thi công cốp pha giàn giáo, kỹ thuật thi công cốt thép, kỹ thuật thi công bê tông: các công việc chủ yếu, yêu cầu kỹ thuật và nghiệm thu;

– Trình bày được các nội dung cơ bản về quản lý thi công: trình tự, biện pháp thực hiện, những yêu cầu trong quá trình tổ chức thi công và tổ chức nghiệm thu;

– Trình bày được các nội dung cơ bản về giám sát an toàn lao động và vệ sinh môi trường;

– Giải thích được các yêu cầu kỹ thuật cho từng công việc của ngành, nghề;

– Trình bày được các nội dung cơ bản về chính trị, pháp luật, giáo dục thể chất và quốc phòng an ninh.

1.2.2. K năng

– Đọc và phát hiện được các lỗi thông thường trong của bản vẽ kỹ thuật, thi công xây dựng;

– Tổ chức thực hiện được các biện pháp bảo vệ môi trường trong cuộc sống và công việc của nghề;

– Tổ chức thực hiện được quy trình 5S trong tổ chức thi công xây dựng;

– Lựa chọn được vật liệu, phương tiện,… theo quy chuẩn công nghệ xây dựng xanh;

– Sử dụng thành thạo các loại máy, dụng cụ và một số thiết bị chuyên dùng trong nghề xây dựng;

– Thực hiện được công việc quản lý và tổ chức thi công bao gồm: lập biện pháp, tiến độ, dự trù khối lượng, dụng cụ, máy móc, phân công công việc, kiểm tra, giám sát an toàn, tiến độ thi công;

– Hướng dẫn, phổ biến, kiểm tra, giám sát và khắc phục được sai sót về an toàn lao động và vệ sinh mỗi trường;

– Dự trù được vật tư; tổ chức thi công; kiểm tra, giám sát và nghiệm thu hoàn công được khi thi công đất, xây, hoàn thiện, thi công cốp pha – giàn giáo, thi công cốt thép, thi công bê tông;

– Thực hiện thành thạo các công việc của nghề kỹ thuật xây dựng như: đào móng, xây gạch, trát, lát, láng, ốp, gia công, lắp dựng và tháo dỡ cốp pha, giàn giáo, gia công lắp đặt cốt thép, trộn đổ đầm bê tông, bạ mát tít, sơn vôi, trần tường thạch cao và một số công việc khác có liên quan theo yêu cầu kỹ thuật;

– Đánh giá được tầm quan trọng của từng công đoạn trong mỗi công việc của ngành nghề;

– Phát hiện được các sai hỏng, sự cố kỹ thuật và có phương án xử lý kịp thời;

– Nghiệm thu được khối lượng và chất lượng công trình;

– Lập được báo cáo tổng hợp trình cấp trên;

– Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;

– Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.

1.2.3. Mc độ t ch và trách nhim

– Thực hiện độc lập hoặc làm việc theo nhóm để giải quyết công việc của nghề trong điều kiện làm việc thay đổi;

– Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ như quản lý thi công, giám sát an toàn lao động và vệ sinh môi trường và tổ chức thi công; chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm khi thực hiện công việc;

– Đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm;

– Có đạo đức nghề nghiệp, trung thực, thẳng thắn;

– Xử lý được những vấn đề phức tạp của nghề nảy sinh trong quá trình làm việc.

1.3. V trí vic làm sau khi tt nghip

Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:

– Quản lý thi công;

– Giám sát an toàn lao động và vệ sinh môi trường;

– Thi công đất;

– Xây;

– Hoàn thiện;

– Thi công cốt thép;

– Thi công cốp pha – giàn giáo;

– Thi công bê tông.

1.4. Kh năng hc tp, nâng cao trình độ

– Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Kỹ thuật xây dựng, trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;

– Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo

  1. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học:

– Số lượng môn học, mô đun: 32

– Khối lượng kiến thức toàn khóa học: 92 Tín chỉ

– Khối lượng các môn học chung/đại cương: 435 giờ

– Khối lượng các môn học, mô đun chuyên môn: 2045 giờ

– Khối lượng lý thuyết: 907 giờ; Thực hành, thực tập, thí nghiệm: 1483 giờ

  1. Nội dung chương trình:

Xem chi tiết tại đây!