Chương trình đào tạo Trung cấp Văn thư hành chính

Tên ngành: Văn thư hành chính

Mã ngành, nghề: 5320301

Trình độ đào tạo: Trung cấp

Hình thức đào tạo: Chính quy

Đối tượng tuyển sinh: Người học đã tốt nghiệp trung học cơ sở và tương đương trở lên.

Thời gian đào tạo: 18 tháng

  1. Mục tiêu đào tạo

1.1. Mục tiêu chung:

– Văn thư hành chính trình độ trung cấp là một ngành, nghề gắn liền với các công việc trong văn phòng, tiếp xúc chủ yếu với các văn bản giấy tờ của các cơ quan, tổ chức, đáp ứng yêu cầu trình độ bậc 4 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

– Ngành, nghề liên quan trực tiếp đến vị trí làm việc về văn thư, lưu trữ, thư ký và lễ tân những công việc cần thực hiện như soạn thảo, quản lý văn bản,…; thu thập bổ sung tài liệu, phân loại tài liệu, xác định giá trị tài liệu,…; tiếp và đãi khách, xây dựng chương trình kế hoạch,…; đón tiếp khách, chuẩn bị hội họp, chuẩn bị phòng làm việc cho lãnh đạo,…

– Môi trường làm việc của người làm văn thư hành chính là tại các văn phòng của các cơ quan như: Cơ quan Đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức kinh tế và các doanh nghiệp, trường học, bệnh viện, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân.

– Bối cảnh làm việc luôn đòi hỏi người làm công tác văn thư hành chính phải cập nhật kiến thức và các văn bản quy phạm pháp luật về công tác văn thư do bộ nội vụ quy định cũng như nội quy, quy chế tại các cơ quan. Cần phải thường xuyên học tập để nâng cao trình độ, mở rộng kiến thức xã hội; rèn luyện tính cẩn thận, chi tiết, rõ ràng; xây dựng ý thức nghề và sự say mê nghề nghiệp, có ý thức bảo vệ môi trường, năng lực sáng tạo, ứng dụng được khoa học kỹ thuật, công nghệ 4.0 đáp ứng nhu cầu công việc.

– Có khả năng thực hiện tốt các nhiệm vụ chuyên môn Quản trị văn phòng; Nghiệp vụ thư ký; Văn thư – Lưu trữ theo vị trí công việc, có phương pháp đánh giá kết quả công việc chuyên môn một cách độc lập và chính xác.

1.2. Mục tiêu cụ thể:  

1.2.1. Kiến thức:

– Trình bày được vị trí, ý nghĩa, tác dụng và nội dung của công tác văn thư, lưu trữ, thư ký và lễ tân trong các cơ quan, tổ chức;

– Liệt kê được các loại văn bản, thẩm quyền ban hành, thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản; quy trình tổ chức quản lý văn bản đến, quy trình quản lý văn bản đi; phương pháp lập hồ sơ và giao nộp hồ sơ, tài liệu vào lưu trữ cơ quan; những quy định về quản lý, bảo quản và sử dụng con dấu;

– Mô tả được các quy trình nghiệp vụ lưu trữ, gồm: thu thập và bổ sung tài liệu; phân loại, xác định giá trị tài liệu; tổ chức xây dựng công cụ tra tìm tài liệu; thống kê tài liệu lưu trữ; bảo quản tài liệu lưu trữ; tổ chức sử dụng tài liệu lưu trữ; công bố, xuất bản các ấn phẩm lưu trữ; xây dựng cơ sở dữ liệu tài liệu lưu trữ; tiêu hủy tài liệu hết giá trị;

– Xác định chính xác nhiệm vụ của người thư ký, như: lập kế hoạch công tác của cơ quan và các cấp lãnh đạo; chuẩn bị và tổ chức các cuộc họp, hội nghị, hội thảo của cơ quan, các cấp lãnh đạo; ghi biên bản; lập hồ sơ công việc;

– Trình bày được nhiệm vụ cơ bản người làm lễ tân, như: lập kế hoạch và tổ

chức đón tiếp và tiễn khách; chuẩn bị cơ sở vật chất, bố trí, sắp xếp phòng họp, hội nghị, hội thảo; chuẩn bị phòng làm việc cho lãnh đạo;

– Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

1.2.2. Kỹ năng:

– Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định;

– Trình bày được cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan và các đơn vị trực thuộc.

– Mô tả được các quy chế của cơ quan về công tác văn thư.

– Trình bày được các quy chế bảo mật trong cơ quan có liên quan đến công tác văn thư.

– Đánh máy chữ và sử dụng được các phương tiện sao in tài liệu.

– Sử dụng được một số phần mềm tin học văn phòng và phần mềm chuyên dụng  hỗ trợ cho nghề như Word, excel, power point, Team view…

– Phát hiện được những văn bản ban hành thiếu hoặc sai thể thức;

– Vận dụng được phương pháp và kỹ thuật soạn thảo văn bản để soạn thảo một số văn bản về công tác văn thư, hành chính, lưu trữ, thư ký, lễ tân;

– Tiếp nhận, kiểm tra, phân loại, bóc bì, đóng dấu đến, ghi số, ngày đến, đăng ký văn bản đến bằng máy vi tính và bằng sổ, chuyển giao văn bản đến đúng quy định;

– Kiểm tra thể thức, hình thức và kỹ thuật trình bày văn bản, đóng dấu văn bản, đăng ký văn bản đi bằng máy vi tính và bằng sổ, làm các thủ tục  phát hành văn bản đi đúng quy định;

– Sao và ban hành bản sao văn bản thành thạo theo đúng các bước của quy trình;

– Xác định chính xác hồ sơ cần lập trong cơ quan, đơn vị;

– Lập được hồ sơ công việc, hồ sơ nguyên tắc, hồ sơ nhân sự;

– Hướng dẫn được phương pháp lập hồ sơ;

– Làm thủ tục và giao nộp hồ sơ vào lưu trữ cơ quan thành thạo theo đúng quy định;

– Soạn thảo văn bản trên máy vi tính và quản lý văn bản đi, đến và lập hồ sơ trong môi trường mạng thành thạo;

– Xác định chính xác hồ sơ cần lập trong cơ quan, đơn vị;

– Làm thủ tục và giao nộp hồ sơ vào lưu trữ cơ quan đúng quy định;

– Mô tả được thể lệ gửi, nhận công văn, điện tín theo địa chỉ;

– Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào một số công việc chuyên môn của ngành, nghề.

1.2.3. Mức độ tự chủ và trách nhiệm

– Làm việc độc lập, tổ chức làm việc theo nhóm hiệu quả;

– Có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp trong sáng;

– Có ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp, tính nghiêm túc, trung thực, cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác;

– Có tinh thần tự học, tự rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng nhu cầu của công việc.

1.3. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:

Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:

– Văn thư;

– Lưu trữ;

– Lễ tân văn phòng;

– Thư ký văn phòng.

Có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn.

1.4. Khả năng học tập, nâng cao trình độ:

– Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Nghiệp văn thư hành chính trình độ trung cấp có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;

– Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo.

  1. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học:

– Số lượng môn học, mô đun: 26

– Khối lượng kiến thức toàn khóa học: 60 Tín chỉ

– Khối lượng các môn học chung/đại cương: 255giờ

– Khối lượng các môn học, mô đun chuyên môn: 1365 giờ

– Khối lượng lý thuyết: 527 giờ; Thực hành, thực tập, thí nghiệm: 1019 giờ; Thi/ kiểm tra: 74 giờ

3. Nội dung chương trình:

Xem chi tiết tại đây!

Chương trình đào tạo Trung cấp Dịch vụ pháp lý

Tên ngành, nghề:     Dịch vụ pháp lý

Mã ngành:               5380201

Trình độ đào tạo:     Trung cấp

Hình thức đào tạo:   Chính quy

Đối tượng tuyển sinh: Người học đã tốt nghiệp trung học cơ sở và tương đương trở lên.

Thời gian đào tạo: 18 tháng

  1. Mục tiêu đào tạo

1.1. Mục tiêu chung:

Dịch vụ pháp lý trình độ trung cấp là ngành, nghề cung cấp dịch vụ, giải pháp pháp luật trong các lĩnh vực: nghiệp vụ văn phòng dịch vụ pháp lý; tư pháp; hộ tịch; chứng thực; phổ biến, giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở; đáp ứng yêu cầu bậc 4 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Người học xong chương trình trung cấp ngành, nghề Dịch vụ pháp lý có thể làm việc tại các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực tư pháp như: Sở Tư pháp; Phòng Tư pháp; Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã, các tổ chức hành nghề luật sư; các tổ chức hành nghề công chứng; các trung tâm trợ giúp pháp lý; trung tâm tư vấn pháp luật; văn phòng đoàn luật sư; hội luật gia; trung tâm tư vấn hỗ trợ việc làm, nhân viên văn phòng, nhân viên pháp lý tại các doanh nghiệp trong nước.

Để hành nghề người lao động phải đáp ứng các yêu cầu về sức khỏe, đủ kiến thức và hiểu biết chuyên môn, có khả năng giao tiếp trong quá trình làm việc, có đạo đức nghề nghiệp, có khả năng tổ chức và thực hiện các nghiệp vụ của ngành, nghề Dịch vụ pháp lý.

1.2. Mục tiêu cụ thể:  

1.2.1. Kiến thức:

– Trình bày được các ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam;

– Phân biệt được các quan hệ pháp luật; các quyền và nghĩa vụ của chủ thể trong các quan hệ pháp luật cơ bản thuộc các lĩnh vực khác nhau;

– Diễn đạt được các yêu cầu của pháp luật đối với các vấn đề cần xử lý, giải quyết trong quá trình thực hiện công việc;

– Trình bày được các bước thực hiện dịch vụ pháp lý cung cấp đến khách hàng;

– Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

1.2.2. Kỹ năng:

– Xây dựng được kế hoạch thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu công việc;

– Sử dụng được kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất trong công việc;

– Phân tích được các nhóm quan hệ pháp luật;

– Tra cứu, cập nhập được các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến yêu cầu công việc;

– Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; ứng dụng công nghệ thông tin trong một số công việc chuyên môn của ngành, nghề;

– Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc của Việt Nam; ứng dụng ngoại ngữ vào một số công việc chuyên môn của ngành, nghề.

1.2.3. Mức độ tự chủ và trách nhiệm

– Tôn trọng pháp luật, trung thực, chính xác, tỉ mỉ, chủ động thực hiện công việc được giao và có tác phong công nghiệp;

– Làm việc độc lập, làm việc theo nhóm giải quyết công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi;

– Đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của các thành viên nhóm;

– Ý thức học tập, rèn luyện và nâng cao trình độ chuyên môn;

– Tuân thủ các quy định đạo đức nghề nghiệp của ngành Tư pháp nói chung và quy định của ngành, nghề Dịch vụ pháp lý nói riêng.

1.3. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:

Sau khi tốt nghiệp, người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:

– Giúp việc người hành nghề bổ trợ tư pháp;

– Tư pháp cơ sở;

– Chứng thực;

– Thừa phát lại;

– Nhân viên văn phòng;

– Nhân viên pháp lý tại các doanh nghiệp trong nước;

1.4. Khả năng học tập, nâng cao trình độ

– Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Dịch vụ pháp lý trình độ trung cấp có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn.

– Người học sau khi tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhập những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành, nghề hoặc trong nhóm ngành nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp.

  1. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học:

– Số lượng môn học, mô đun:  28

– Khối lượng kiến thức toàn khóa học:  62 Tín chỉ

– Khối lượng các môn học chung/đại cương:  225  giờ

– Khối lượng các môn học, mô đun chuyên môn:   1350 giờ

– Khối lượng lý thuyết: 474 giờ; Thực hành, thực tập, thí nghiệm: 1067 giờ; Thi/kiểm tra: 64 giờ.

  1. Nội dung chương trình:

Xem chi tiết tại đây!

Chương trình đào tạo Trung cấp Cấp thoát nước

Tên ngành, nghề: Cấp thoát nước

Mã ngành, nghề: 5520312

Trình độ đào tạo: Trung cấp

Hình thức đào tạo: Chính quy

Đối tượng tuyển sinh: Người học đã tốt nghiệp trung học cơ sở và tương đương trở lên.

Thời gian đào tạo: 18 tháng

 

  1. Mục tiêu đào tạo

1.1. Mục tiêu chung:

Cấp, thoát nước trình độ cao đẳng là nghề chuyên vận hành, quản lý, bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống cấp nước, thoát nước cho các công trình dân sinh, các khu đô thị và khu công nghiệp, trong toàn bộ đời sống và sản xuất của xã hội, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Người hành nghề Cấp thoát nước có khả năng làm việc trong lĩnh vực cấp thoát nước như: Vận hành, quản lý công trình thu nước, trạm bơm, trạm xử lý nước và hệ thống đường ống cấp nước cho các công trình xử lý nước cấp và cung cấp nước sạch. Kiểm tra bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ và sửa chữa lớn ống, thiết bị của các công trình trong hệ thống cấp nước sạch. Vận hành trạm bơm thoát nước, trạm xử lý nước thải, quản lý các công trình đầu mối thoát nước và kiểm tra hệ thống thoát nước.

Các nhiệm vụ chính của nghề Cấp, thoát nước gồm: Công tác chuẩn bị; Quản lý, bảo dưỡng và sửa chữa công trình thu nước; Vận hành, quản lý, sửa chữa và bảo dưỡng trạm bơm cấp nước; Vận hành, quản lý, bảo dưỡng và sửa chữa trạm xử lý nước; Quản lý, sửa chữa và bảo dưỡng hệ thống đường ống cấp nước.

1.2. Mục tiêu cụ thể:   

1.2.1.  Kiến thức

– Trình bày được khái niệm, nhiệm vụ, cấu tạo, công dụng, phân loại đường ống thiết bị công trình;

– Đọc và phân tích được bản vẽ sơ đồ của hệ thống cấp nước, hệ thống thoát nước và các tài liệu liên quan;

– Giải thích, phân tích được các phương pháp lắp đặt, vận hành và quản lý hệ thống ống cấp, thoát nước phù hợp với công nghệ hiện nay;

– Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

1.2.2. Kỹ năng:   

– Sử dụng và lựa chọn được các dụng cụ vật tư, thiết bị, phụ kiện phù hợp với yêu cầu gia công, lắp đặt;

– Lấy dấu, cắt, ren, uốn, hàn tạo ra các phụ kiện, mối nối thông thường, phức tạp đạt yêu cầu kỹ thuật;

– Lắp đặt được các thiết bị dùng nước đúng kích thước, thẩm mỹ; nhận dạng và khắc phục được các dạng hư hỏng, sai phạm cơ bản và phức tạp;

– Lắp đặt, sửa chữa, vận hành, theo dõi quản lý được hệ thống ống cấp, thoát nước thông dụng trong công trình, ngoài công trình;

– Lắp đặt, sửa chữa cơ bản và phức tạp hệ thống đường ống và thiết bị cho các công trình xử lý nước cấp, nước thải đúng thiết kế;

– Theo dõi, vận hành được các công trình trong khu xử lý nước cấp, xử lý thoát nước đúng quy trình;

– Triển khai thi công các công trình cấp thoát nước đô thị và hệ thống cấp thoát nước trong công trình;

– Triển khai được bản vẽ thiết kế công trình nhỏ đơn giản ra hiện trường, hướng dẫn và giám sát công nhân thi công xây dựng đúng yêu cầu thiết kế và các quy trình quy phạm kỹ thuật chuyên ngành;

– Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;

– Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.

1.2.3. Mức độ tự chủ và trách nhiệm

– Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm, giải quyết công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi;

– Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện thực hiện nhiệm vụ xác định, chịu trách nhiệm đối với cá nhân và với nhóm;

– Đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của các thành viên nhóm.

1.3. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:

          Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:

– Lắp đặt đường ống, thiết bị, hệ thống cấp, thoát nước trong nhà;

– Lắp đặt mạng lưới, thiết bị, đường ống cấp, thoát nước ngoài nhà;

– Vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa công trình thu nước, trạm bơm cấp nước;

– Vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa trạm xử lý nước cấp;

– Vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa đấu lắp bổ sung mạng lưới cấp nước sạch;

– Vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa trạm bơm thoát nước;

– Vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa trạm xử lý nước thải;

– Quản lý công trình thu, trạm bơm cấp nước;

– Quản lý trạm xử lý nước cấp;

– Quản lý mạng lưới cấp nước;

– Quản lý trạm bơm thoát nước;

– Quản lý trạm xử lý nước thải.

1.4. Kh năng hc tp, nâng cao trình độ

– Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Cấp, thoát nước trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;

– Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo.

  1. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học:

– Số lượng môn học, mô đun: 27

– Khối lượng kiến thức toàn khóa học: 60  Tín chỉ

– Khối lượng các môn học chung/đại cương: 225giờ

– Khối lượng các môn học, mô đun chuyên môn: 1400 giờ

– Khối lượng lý thuyết: 531 giờ; Thực hành, thực tập, thí nghiệm: 1054 giờ; Thi/Kiểm tra: 70 giờ.

  1. Nội dung chương trình:

Xem chi tiết tại đây!

Chương trình đào tạo Trung cấp Nghiệp vụ lễ tân

Tên ngành, nghề: Nghiệp vụ lễ tân

Mã ngành, nghề:  5810205

Trình độ đào tạo: Trung cấp

Hình thức đào tạo: Chính quy

Đối tượng tuyển sinh: Người học đã tốt nghiệp trung học cơ sở và tương đương trở lên.

Thời gian đào tạo: 18 tháng

 

  1. 1. Mục tiêu đào tạo

1.1. Mục tiêu chung:

Sau khi tốt nghiệp, người học có khả năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm tại bộ phận lễ tân; có thể đảm đương được các vị trí nhân viên nghiệp vụ lễ tân. Đồng thời, giúp người lao động định hướng phấn đấu nâng cao trình độ về kiến thức và kỹ năng của bản thân thông qua việc học tập hoặc tích luỹ kinh nghiệm trong quá trình làm việc để có cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp

1.2 Mục tiêu cụ thể:

1.2.1. Kiến thức

+ Trình bày được vai trò, vị trí, nhiệm vụ của từng chức danh thuộc bộ phận lễ tân trong khách sạn, cơ cấu tổ chức của bộ phận lễ tân, mối quan hệ giữa bộ phận lễ tân với các bộ phận khác trong khách sạn, yêu cầu đối với nhân viên lễ tân khách sạn, hoạt động của bộ phận lễ tân qua các giai đoạn phục vụ khách;

+ Nêu được các quy định về đồng phục, trang phục và phương pháp trang điểm cá nhân trước khi vào ca làm việc;

+ Liệt kê và mô tả được cách sử dụng các trang thiết bị được trang bị tại bộ phận lễ tân;

+ Trình bày giải thích được những việc cần chuẩn bị trước ca làm việc;

+ Nêu và phân tích được quy trình nhận, bàn giao ca;

+ Trình bày được phương pháp giao tiếp qua điện thoại, trực tiếp, văn bản,…

+ Liệt kê được các phương pháp bán hàng;

+ Trình bày và phân tích được các quy trình nghiệp vụ: đăng ký giữ chỗ, đón tiếp và đăng ký khách, phục vụ khách trong thời gian lưu trú, trả buông và thanh toán cho từng đối tượng khách khác nhau;

+ Trình bày được quy trình thanh toán đối với các hình thức thanh toán khác nhau Nêu được và giải thích được các quy định về an toàn an ninh trong khách sạn.

+ Trình bày và phân tích được các loại báo cáo bán hàng.

1.2.2. Kỹ năng:

+ Thực hiện được các quy định về đồng phục, trang phục và phương pháp trang điểm cá nhân trước khi vào ca làm việc;

+ Kiểm tra và sử dụng được cách sử dụng các trang thiết bị được trang bị tại bộ phận lễ tân;

+ Thực hiện được những việc cần chuẩn bị trước ca làm việc;

+ Thực hiện được quy trình nhận, bàn giao ca;

+ Giao tiếp được với khách trong nước và khách quốc tế;

+ Áp dụng được các phương pháp bán hàng cho những đối tượng khách khác nhau;

+ Thực hiện được các quy trình nghiệp vụ: đăng ký giữ chỗ, đón tiếp và đăng ký khách, phục vụ khách trong thời gian lưu trú, trả buồng và thanh toán;

+ Thực hiện được nghiệp vụ thanh toán;

+ Thực hiện được các quy định về an toàn an ninh trong khách sạn;

+ Lập được các loại báo cáo bán hàng.

– Chính trị, đạo đức:

+ Trình bày được một số kiến thức cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về truyền thống yêu nước của dân tộc, của giai cấp công nhân Việt Nam, vai trò lãnh đạo, đường lối chính sách của Ðảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hoá – hiện đại hóa đất nước;

+ Nắm được một số vấn đề về tham nhũng; nguyên nhân, hậu quả của tham nhũng; ý nghĩa, tầm quan trọng của phòng chống tham nhũng; trách nhiệm của công dân trong việc phòng, chống tham nhũng;

+ Nêu và thực hiện được quyền, nghĩa vụ của người công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; có nhận thức và biết giữ gìn, phát huy truyền thống của giai cấp công nhân; biết kế thừa và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam;

+ Tự giác học tập để nâng cao trình độ, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; vận dụng được những kiến thức đã học để tu dưỡng, rèn luyện trở thành người lao động có lương tâm nghề nghiệp, chủ động, sáng tạo, có ý thức trách nhiệm cao; có lối sống khiêm tốn giản dị, trong sạch lành mạnh, có tác phong công nghiệp.

– Thể chất, quốc phòng:

+ Trình bày và thể  hiện được kiến thức cơ bản và phương pháp tập luyện về thể dục thể thao nhằm bảo vệ và tăng cường sức khỏe, nâng cao thể lực để học tập, lao động trong lĩnh vực nghề nghiệp;

+ Trình bày và thực hiện được kiến thức cơ bản trong chương trình giáo dục quốc phòng – An ninh;

+ Có ý thức tổ chức kỷ luật và tự giác trong thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.

1.2.3. Mức độ tự chủ và trách nhiệm:

.      + Có đạo đức nghề nghiệp, yêu nghề;

+ Có ý thức tổ chức kỷ luật và tác phong công nghiệp, nghiêm túc, trung thực, cần kiệm, tỷ mỷ, chính xác;

+ Tuân thủ các quy định về bảo mật.

1.3. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp, người học có được các kiến thức, kỹ năng và thái độ cần thiết để có thể đảm nhiệm các vị trí công việc: Lễ tân khách sạn từ đến 3 sao; Lễ tân văn phòng công ty và các vị trí khác… tùy theo khả năng cá nhân và yêu cầu của công việc

Tùy theo khả năng cá nhân, kinh nghiệm thực tiễn, môi trường công tác và cấp độ, loại hình khách sạn, sinh viên tốt nghiệp có thể đảm đương các vị trí công tác cao hơn như Giám sát viên của bộ phận lễ tân trong khách sạn..

1.4. Kh năng hc tp, nâng cao trình độ

– Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Nghiệp vụ lễ tân trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;

– Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo.

  1. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học:

– Số lượng môn học, mô đun: 24

– Khối lượng kiến thức toàn khóa học: 60  Tín chỉ

– Khối lượng các môn học chung/đại cương: 225 giờ

– Khối lượng các môn học, mô đun chuyên môn: 1350 giờ

– Khối lượng lý thuyết: 509 giờ; Thực hành, thực tập, thí nghiệm: 1025 giờ.

 

  1. Nội dung chương trình:

Xem chi tiết tại đây!

Chương trình đào tạo Trung cấp Nghiệp vụ nhà hàng, khách sạn

Tên ngành, nghề: Nghiệp vụ nhà hàng, khách sạn

Mã ngành, nghề:  5810203

Trình độ đào tạo: Trung cấp

Hình thức đào tạo: Chính quy

Đối tượng tuyển sinh: Người học đã tốt nghiệp trung học cơ sở và tương đương trở lên. Đồng thời đã tốt nghiệp trình độ trung cấp trở lên đối với ngành nghề khác với ngành nghề Nghiệp vụ nhà hàng, khách sạn

Thời gian đào tạo:   12 tháng

 

  1. 1. Mục tiêu đào tạo

1.1. Mục tiêu chung:

Sau khi tốt nghiệp, người học có khả năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm tại nhà hàng khách sạn; có thể đảm đương được các vị trí nhân viên nghiệp vụ nhà hàng khách sạn. Đồng thời, giúp người lao động định hướng phấn đấu nâng cao trình độ về kiến thức và kỹ năng của bản thân thông qua việc học tập hoặc tích luỹ kinh nghiệm trong quá trình làm việc để có cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp

1.2 Mục tiêu cụ thể:

1.2.1.Kiến thức

– Trình bày được các quy định của pháp luật về an ninh an toàn, các qui định về an toàn vệ sinh thực phẩm đối với kinh doanh khách sạn, nhà hàng.

– Khái quát hóa tổ chức kinh doanh hoạt động của khách sạn nhà hàng, làm rõ mối liên hệ giữa các bộ phận.

– Hệ thống hóa các kiến thức quản trị khách sạn nhà hàng.

– Áp dụng những kiến thức cơ bản về quản trị và kiến thức liên quan đến kinh doanh du lịch để giải quyết các công việc chuyên môn trong quản trị khách sạn, nhà hàng.

– Thiết lập được các quy trình thực hiện công việc trong các lĩnh vực: tiếp tân, phục vụ buồng, phục vụ bàn, bar hợp lí khoa học và đúng tiêu chuẩn qui định.

1.2.2. Kỹ năng:

– Vận hành đúng phương pháp đối với các trang thiết bị, dụng cụ trong nhà hàng, khách sạn.

– Thực hành đúng và thành thạo kỹ năng nghề nghiệp trong việc tổ chức đón tiếp, đưa tiễn, phục vụ khách tại các bộ phận lễ tân, buồng, bar, bàn.

– Tổ chức thực hiện, giám sát, kiểm tra và đánh giá kết quả công việc đạt được tại các bộ phận trong nhà hàng khách sạn.

– Lập kế họach tổ chức kinh doanh hoạt động khách sạn nhà hàng

1.2.3. Mức độ tự chủ và trách nhiệm

–  Có ý thức dân tộc, ý thức bảo vệ an ninh quốc gia. Trung thành với sự nghiệp xây dựng đất nước, có niềm tự hào dân tộc, biết bảo vệ các bí mật quốc gia liên quan đến kinh tế, chính trị.

– Tính trung thực: ngay thẳng với cấp trên, đồng nghiệp và khách. Nêu cao tinh thần trách nhiệm, không chạy theo lợi ích cá nhân, không chiều theo đòi hỏi cá nhân của khách trái với phong tục và pháp luật Việt Nam

– Tính lịch sự, tế nhị: thể hiện tính hiếu khách, phong cách văn minh và ứng xử có văn hóa với mọi người. Giữ gìn và nâng cao truyền thống văn minh, bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam

– Tính hoà đồng, hợp tác với nhiều người, với nhiều bộ phận để thực hiện tốt mục tiêu phục vụ khách.

– Tinh thần phục vụ khách: luôn coi việc làm cho khách hài lòng là niềm vui của mình. Không quá coi trọng lợi nhuận kinh tế trong phục vụ khách.

1.3. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp, người học có được các kiến thức, kỹ năng và thái độ cần thiết để có thể đảm nhiệm các vị trí công việc tại: Các khu du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, nhà hàng, khách sạn, các loại hình cơ sở lưu trú.

Có thể điều hành một cơ sở kinh doanh khách sạn, nhà hàng, lập kế hoạch kinh doanh, tiếp thị du lịch.

1.4. Khả năng học tập, nâng cao trình độ

– Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Nghiệp vụ nhà hàng khách sạn trình độ trung cấp có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;

– Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo.

  1. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học:

– Số lượng môn học, mô đun: 20

– Khối lượng kiến thức toàn khóa học: 51  Tín chỉ

– Khối lượng các môn học chung/đại cương: 75 giờ

– Khối lượng các môn học, mô đun chuyên môn: 1420giờ

– Khối lượng lý thuyết: 440 giờ; Thực hành, thực tập, thí nghiệm: 990 giờ.

  1. Nội dung chương trình:

Xem chi tiết tại đây!

Chương trình đào tạo Trung cấp Xây dựng dân dụng và công nghiệp

Tên ngành, nghề:  Xây dựng dân dụng và công nghiệp

Mã ngành, nghề: 5580202

Trình độ đào tạo: Trung cấp

Hình thức đào tạo: Chính quy

Đối tượng tuyển sinh: Người học đã tốt nghiệp trung học cơ sở và tương đương trở lên. Đồng thời đã tốt nghiệp trình độ trung cấp trở lên đối với ngành nghề khác với ngành nghề Xây dựng dân dụng và công nghiệp

Thời gian đào tạo:   12 tháng

  1. Mục tiêu đào tạo

1.1. Mục tiêu chung:

– Trình độ trung cấp ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp là nghề chuyên về lĩnh vực quản lý, tổ chức thi công, giám sát và nghiệm thu các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp phục vụ đời sống của con người như: nhà dân dụng. nhà chung cư, bệnh viện, trường học, trung tâm thương mại,…

– Người làm nghề xây dựng quản lý, giám sát hoặc trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ xây, trát, lát, ốp, sơn, lắp đặt các cấu kiện loại nhỏ, lắp các thiết bị vệ sinh; gia công lắp dựng và tháo dỡ cốp pha, giàn giáo, làm cốt thép và đỗ bê tôn; tiến hành nghiệm thu các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp; bảo đảm an toàn, đúng kỹ thuật, đúng tiến độ.

1.2. Mục tiêu cụ thể:   

1.2.1.  Kiến thức

+ Nêu được các quy định của bản vẽ thiết kế công trình xây dựng; trình bày đựơc phương pháp đọc một bản vẽ thiết kế;

+ Trình bày được các kiến thức cơ bản và chuyên môn của các công việc của nghề Kỹ thuật xây dựng (đào móng, xây gạch, trát, lát, láng, ốp, gia công, lắp dựng và tháo dỡ cốp pha, giàn giáo, gia công lắp đặt cốt thép, trộn đổ đầm bê tông, lắp đặt các cấu kiện loại nhỏ, lắp đặt thiết bị vệ sinh, bả ma tít, sơn vôi ) nhằm phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm và hạ giá thành sản phẩm;

+ Nêu được quy trình thi công các công việc được giao thực hiện;

+ Nêu được ứng dụng một số thành tựu kỹ thuật – công nghệ, vật liệu mới ở một phạm vi nhất định vào thực tế nơi làm việc;

+ Tổ chức sản xuất và tìm kiếm việc làm.

1.2.2. Kỹ năng:

+ Đọc được bản vẽ kỹ thuật và xác định được vị trí, kích thước của công trình;

+ Sử dụng được các loại máy, dụng cụ và một số thiết bị chuyên dùng trong nghề xây dựng;

+ Làm được được các công việc của nghề kỹ thuật xây dựng như: đào móng, xây gạch, trát, lát, láng, ốp, gia công, lắp dựng và tháo dỡ cốp pha, giàn giáo, gia công lắp đặt cốt thép, trộn đổ đầm bê tông, lắp đặt các cấu kiện loại nhỏ, lắp đặt thiết bị vệ sinh, bả ma tít, sơn vôi và một số công việc khác: lắp đặt mạng điện sinh hoạt, lắp đặt đường ống cấp, thoát nước trong nhà;

+ Xử lý được các sai phạm nhỏ thường gặp trong quá trình thi công.

1.2.3. Mức độ tự chủ và trách nhiệm

+ Chấp hành chủ trương, chính sách và pháp luật của Nhà nước;

+ Xác định rõ trách nhiệm của cá nhân đối với tập thể và xã hội;

+ Luôn có ý thức học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ đáp ứng nhu cầu của công việc.

1.3. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:

Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

– Kỹ thuật viên thi công đất;

– Kỹ thuật viên xây thô;

– Kỹ thuật viên hoàn thiện;

– Kỹ thuật viên cốt thép;

– Kỹ thuật viên cốp pha;

– Kỹ thuật viên giàn giáo,

– Kỹ thuật viên bê tông.

– Kỹ sư xây dựng tham gia tính toán thiết kế, thi công, tư vấn giám sát tại các công ty xây dựng,

– Tham gia kinh doanh tại các công ty sản xuất vật liệu xây dựng, công ty bất động sản,

– Tham gia các công ty xây dựng, kiến trúc; các công ty vật liệu

– Tham gia xây dựng (bộ phận tư vấn và bán hàng); các đội quản lý xây dựng và đô thị tại địa phương.

1.4. Khả năng học tập, nâng cao trình độ

– Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Xây dựng dân dụng – công nghiệp trình độ trung cấp có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;

– Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo.

  1. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học:

– Số lượng môn học: 24

– Khối lượng kiến thức toàn khóa học: 51 Tín chỉ

– Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 75 giờ

– Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 1415 giờ

– Thời gian học lý thuyết: 490 giờ; Thời gian học thực hành: 946 giờ

giờ

  1. Nội dung chương trình:

Xem chi tiết tại đây!

Chương trình đào tạo trung cấp Xây dựng cầu đường

Tên ngành, nghề: Xây dựng cầu đường

Mã ngành, nghề: 5580203

Trình độ đào tạo: Trung cấp

Hình thức đào tạo: Chính quy

Đối tượng tuyển sinh: Người học đã tốt nghiệp trung học cơ sở và tương đương trở lên.

Thời gian đào tạo: 18 tháng

 

  1. Mục tiêu đào tạo

1.1. Mục tiêu chung:

Người học có kiến thức thực tế, kiến thức lý thuyết cần thiết trong phạm vi ngành Xây dựng cầu đường bộ; kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật và công nghệ thông tin; kỹ năng nhận thức, kỹ năng thực hành đo đạc, kỹ năng giao tiếp ứng xử cần thiết để thực hiện các công việc có tính thường xuyên hoặc phức tạp, làm việc độc lập hay theo nhóm trong điều kiện biết trước và có thể thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm, có năng lực hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện công việc đã được định sẵn; có khả năng làm việc trong thị trường lao động khu vực.

 1.2. Mục tiêu cụ thể:   

1.2.1.  Kiến thức

  • Kiến thức

+ Có nhận thức về nội dung cơ bản của quyền con người, quyền công dân, quyền của người lao động nói chung, đặc biệt là quyền con người đặc thù trong lĩnh vực nghề nghiệp, các cơ chế bảo vệ quyền con người;

+ Trình bày được các kiến thức về công nghệ thông tin đáp ứng được yêu cầu của công việc;

+ Có kiến thức cơ bản về tiếng Anh giao tiếp hàng ngày và tiếng anh chuyên ngành xây dựng cầu đường bộ;

+ Trình bày được khái niệm, phân loại vật liệu xây dựng cầu đường bộ và phương pháp kiểm tra, đánh giá chất lượng một số loại vật liệu chủ yếu;

+ Mô tả được đặc điểm cấu tạo các bộ phận chủ yếu của kết cấu công trình cầu, đường bộ;

+ Trình bày được đặc điểm, tính năng của các loại máy móc và thiết bị thi công các hạng mục công trình cầu đường bộ;

+ Trình bày được các nội dung, phương pháp đo đạc, định vị trong quá trình khảo sát địa hình, thi công các hạng mục công trình cầu đường bộ;

+ Trình bày được biện pháp thi công chi tiết cho một số hạng mục công trình cầu đường bộ theo bản vẽ thiết kế biện pháp thi công được duyệt;

+ Liệt kê được các quy định về quản lý, vận hành khai thác và bảo trì cầu đường bộ;

+ Trình bày được quy định về an toàn lao động, vệ sinh môi trường và phòng

chống cháy nổ trong xây dựng cầu đường bộ.

1.2.2. Kỹ năng

+ Sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định hiện hành;

+ Giao tiếp cơ bản bằng tiếng Anh tương đương với trình độ bậc 1/6 khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam;

+ Sử dụng được máy toàn đạc điện tử, máy kinh vĩ và máy thủy bình trong khảo sát địa hình, đo đạc, định vị, bố trí công trình;

+ Đọc được bản vẽ thiết kế kỹ thuật thi công; bóc tách được khối lượng vật tư, vật liệu theo hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công của một số kết cấu giản đơn;

+ Thi công được các hạng mục công trình cầu đường bộ theo bản vẽ thiết kế biện pháp thi công được duyệt, đảm bảo chất lượng, yêu cầu kỹ thuật và các quy định về an toàn lao động, phòng chống cháy nổ, sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả và bảo vệ môi trường;

+ Thực hiện được công tác quản lý, bảo dưỡng thường xuyên kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo đúng các quy định pháp luật hiện hành;

+ Xây dựng kế hoạch cho bản thân trong vấn đề nâng cao năng lực chuyên môn nghề;

+ Có kỹ năng ứng dụng quyền con người trong hoạt động nghề nghiệp, thực hiện quyền của người lao động theo Bộ Luật Lao động hiện hành, bao gồm cả các kỹ năng tự mình thực hiện quyền hoặc thông qua tổ chức đại diện người lao động.

1.2.3. Mức độ tự chủ và trách nhiệm

Có nhận thức đúng, tin tưởng vào chủ trương, đường lối lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Chấp hành tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước;

+ Có phẩm chất đạo đức tốt, có tinh thần trách nhiệm, có thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn; tôn trọng quyền và tự do của người khác, có trách nhiệm đối với chính bản thân và với hành vi của mình; có ý thức tổ chức kỷ luật và tác phong công nghiệp hiện đại.

+ Có phương pháp làm việc khoa học, yêu nghề, tâm huyết với mọi công việc được giao; có tinh thần đoàn kết cùng xây dựng xã hội ngày càng phát triển.

+ Tự tin, năng động; nhanh nhẹn, hoạt bát trong giao tiếp, sáng tạo trong nghề nghiệp làm tăng hiệu quả công việc.

– Mức độ tự chủ và chịu trách nhiệm Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm, giải quyết công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi;

+ Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ; chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm;

+ Đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm;

+ Có đạo đức nghề nghiệp, có ý thức cộng đồng, tinh thần trách nhiệm tốt, thái độ ứng xử, giải quyết vấn đề nghiệp vụ Hợp lý, cẩn thận, tỉ mỉ trong công việc;

+ Tinh thần hợp tác nhóm tốt, chủ động thực hiện công việc được giao và có tác phong công nghiệp;

+ Chấp hành nghiêm quy định về bảo hộ lao động, an toàn lao động và phòng cháy chữa cháy;

+ Có ý thức học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp .

1.3. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:

Sau khi tốt nghiệp ngành/nghề Xây dựng cầu đường bộ trình độ trung cấp, người học có thể làm việc tại các vị trí việc làm sau:

– Thi công đường.

– Thi công cầu.

– Trắc địa cầu đường bộ.

– Quản lý và bảo trì cầu đường bộ.

1.4. Khả năng học tập, nâng cao trình độ

Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Xây dựng cầu đường bộ, trình độ trung cấp có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn.

Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành, nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo.  

  1. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học:

– Số lượng môn học, mô đun: 29

– Khối lượng kiến thức toàn khóa học: 60  Tín chỉ

– Khối lượng các môn học chung/đại cương: 225 giờ

– Khối lượng các môn học, mô đun chuyên môn: 1415 giờ

– Khối lượng lý thuyết: 559 giờ; Thực hành, thực tập, thí nghiệm: 1049 giờ.


3. Nội dung chương trình:

Xem chi tiết tại đây!

Chương trình đào tạo trung cấp Công nghệ kỹ thuật điện tử, truyền thông

Tên ngành, nghề:     Công nghệ kỹ thuật điện tử, truyền thông

Tên tiếng Anh:         Electronic, telecommunication engineering

Mã ngành, nghề:     5510312

Trình độ đào tạo:     Trung cấp

Hình thức đào tạo:  Chính quy

Đối tượng tuyển sinh: Người học đã tốt nghiệp trung học cơ sở và tương đương trở lên.

Thời gian đào tạo:   18 tháng

 

  1. Mục tiêu đào tạo

1.1. Mục tiêu chung:

Đào tạo cho người học có kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp ở trình độ Trung cấp ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện tử, Truyền thông; Có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khỏe phù hợp với nghề nghiệp nhằm tạo điều kiện cho người học có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm, tham gia lao động trong và ngoài nước hoặc tiếp tục học tập nâng cao trình độ theo vị trí công việc chuyên môn Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông.

Cung cấp cho người học kiến thức chung theo quy định của Nhà nước và kiến thức chuyên ngành về Hàng không dân dụng, kiến thức nghiệp vụ chuyên môn Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông nói chung; Có kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật và công nghệ thông tin; Có kỹ năng nhận thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp và kỹ năng giao tiếp ứng xử cần thiết để giải quyết những công việc hoặc vấn đề phức tạp, làm việc độc lập hoặc theo nhóm trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm hướng dẫn tối thiểu, giám sát, đánh giá đối với nhóm thực hiện những nhiệm vụ xác định.

1.2. Mục tiêu cụ thể:

1.2.1 Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp:

  1. Kiến thức:

Nêu được các quy định, tiêu chuẩn về bản vẽ kỹ thuật của nghề;

Trình bày được những kiến thức cơ bản về an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp và phòng chống cháy nổ trong công việc;

Trình bày được các định luật trong lĩnh vực điện, điện tử;

Giải thích được nguyên lý hoạt động của các linh kiện, thiết bị tương tự, số;

Giải thích được nguyên lí hoạt động của các mạch điện thông dụng;

Phân tích được các chương trình cơ bản cho PLC, vi điều khiển;

Phân tích được sơ đồ mạch điện, điện tử, sơ đồ thi công, lắp ráp thiết bị;

Trình bày được quy trình thi công board mạch in từ sơ đồ nguyên lý;

Nêu được tầm quan trọng của công nghệ Internet of Thing (IoT) và công nghiệp 4.0 đối với lĩnh vực Điện tử Truyền thông;

Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

Kiến thức chung

Nhận thức được những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin;

Tư tưởng Hồ Chí Minh và Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam;

Vận dụng được kiến thức cơ bản khoa học Xã hội – Nhân văn;

Kiến thức về toán học và khoa học tự nhiên trong cuộc sống và lĩnh vực công tác.

Kiến thức cơ sở ngành và ngành

Trình bày được hoạt động các hệ thống Kỹ thuật, Công nghệ Điện tử – Truyền thông như: Hệ thống kỹ thuật điện tử tương tự, Hệ thống điện tử số, Lập trình IC và ứng dụng các kỹ thuật này để phân tích, Thiết kế mạch cho các thiết bị Điện tử – Viễn thông;

Trình bày được nguyên lý, các phương pháp phân tích hoạt động của Hệ thống thông tin di động, Vệ tinh, Mạng viễn thông, Mạng truyền thông

  1. Kỹ năng:

Sử dụng được các thiết bị đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp và phòng chống cháy nổ của nghề Điện tử – Truyền thông;

Đọc được các bản vẽ kỹ thuật trong lĩnh vực điện tử (bản vẽ chi tiết, bản vẽ sơ đồ lắp, bản vẽ sơ đồ nguyên lý);

Vận hành được các thiết bị điện, điện tử trong dây chuyền công nghiệp;

Lắp đặt, kết nối được các thiết bị điện tử trong dây chuyền công nghiệp theo quy định;

Bảo trì, sửa chữa được các thiết bị điện tử theo yêu cầu công việc;

Thay thế được các mạch điện ứng dụng;

Sử dụng được các phần mềm chuyên ngành Điện tử – Truyền thông;

Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;

Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.

  1. Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

Có ý thức trách nhiệm công dân, có thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn;

Có phương pháp làm việc khoa học, biết phân tích và giải quyết các vấn đề mới trong lĩnh vực Điện tử công nghiệp;

Năng động, tự tin, cầu tiến trong công việc, hợp tác, thân thiện, khiêm tốn trong các quan hệ;

Tự chịu trách nhiệm về chất lượng công việc, sản phẩm do mình đảm nhiệm theo các tiêu chuẩn quy định;

Chịu trách nhiệm đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của bản thân và và một phần công việc của các thành viên trong nhóm trước lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị;

Có ý thức học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp.

1.3 Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:

Sau khi tốt nghiệp, người học trở thành nhân viên/ kỹ thuật viên ngành CNKT điện tử, truyền thông có thể làm việc tại:

Các công ty buôn bán, phân phối thiết bị điện tử, điện tử thông minh; thiết bị thông minh (smart devices), nhà thông minh (smart home), …

Các bộ phận bảo hành, bảo trì thiết bị điện tử thông; camera quan sát, thiết bị báo trộm, báo cháy thông minh;

Có khả năng tự tạo việc làm, tự mở cơ sở kinh doanh, sửa chữa các thiết bị IoT trong lĩnh vực Công nghệ Kỹ thuật Điện tử, Truyền thông;

Các bộ phận thiết kế, thi công, lắp đặt, vận hành hệ thống mạng viễn thông và dịch vụ internet;

Các cơ quan nhà nước về thông tin – truyền thông;

Tiếp tục học liên thông lên trình độ cao hơn.

  1. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học:

– Số lượng môn học, mô đun: 27;

– Khối lượng kiến thức toàn khóa học: 60 tín chỉ;

– Khối lượng các môn học chung/đại cương: 225 giờ;

– Khối lượng các môn học, mô đun chuyên môn: 1475 giờ.

– Khối lượng lý thuyết: 527 giờ; Thực hành, thực tập, thí nghiệm: 1129 giờ.

  1. Nội dung chương trình:

Xem chi tiết tại đây!

Chương trình đào tạo trung cấp Điện công nghiệp dân dụng

Tên ngành, nghề:     Điện công nghiệp dân dụng

Mã ngành, nghề:      5520223

Trình độ đào tạo:     Trung cấp

Hình thức đào tạo:  Chính quy

Đối tượng tuyển sinh: Người học đã tốt nghiệp trung học cơ sở và tương đương trở lên. Đồng thời đã tốt nghiệp trình độ trung cấp trở lên đối với ngành nghề khác với ngành nghề Điện công nghiệp dân dụng

Thời gian đào tạo:   12 tháng

 

  1. Mục tiêu đào tạo:

1.1. Mục tiêu chung:

Đào tạo học sinh/công nhân/kỹ thuật viên Điện dân dụng có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; có sức khỏe tốt đảm bảo yêu cầu công việc, có hiểu biết và kỹ năng quốc phòng; có khả năng hiểu, trình bày, vận dụng các nguyên lý, nguyên tắc về điện, điện tử đáp ứng các yêu cầu công việc cụ thể đặt ra.

1.2. Mục tiêu cụ thể:

1.2.1. Kiến thức:

+ Trình bày được khái niệm cơ bản, công dụng, cấu tạo, nguyên lý làm việc của các loại thiết bị điện sử dụng trong nghề Điện;

+ Hiểu được cách đọc các bản vẽ thiết kế của nghề điện;

+ Vận dụng được các nguyên tắc trong lắp đặt phụ tải cho một căn hộ;

+ Vận dụng được những kiến thức cơ sở và chuyên môn để giải thích các tình huống trong lĩnh vực điện;

+ Sử dụng thành thạo tiếng Anh, trình độ Ứng dụng CNTT cơ bản Tin học.

1.2.2. Kỹ năng:

+ Lắp đặt được hệ thống điện cho căn hộ đúng yêu cầu kỹ thuật;

+ Lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa, vận hành được các thiết bị điện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và an toàn;

+ Sử dụng thành thạo các dụng cụ đo, kiểm tra điện và phát hiện kịp thời

các sự cố về điện;

+ Đọc được bản vẽ sơ đồ thiết kế điện đơn giản;

+ Tự học tập nâng cao trình độ theo đúng chuyên ngành;

+ Có kỹ năng giao tiếp, tổ chức và làm việc nhóm;

+ Hướng dẫn, bồi dưỡng kỹ năng nghề cho thợ bậc thấp.

– Chính trị, đạo đức:

+ Có một số kiến thức phổ thông về chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng

Hồ Chí Minh; Hiến pháp và Pháp luật của nhà nước;

+ Có hiểu biết về đường lối chủ trương của Đảng về định hướng phát triển kinh tế – xã hội;

+ Trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội

Chủ nghĩa;

+ Thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ của người công dân, sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật;

+ Có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, có ý thức kỷ luật và tác phong công nghiệp;

+ Luôn có ý thức học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ đáp ứng nhu cầu của công việc.

1.2.3. Mức độ tự chủ và trách nhiệm

+ Đủ sức khỏe để làm việc lâu dài trong điều kiện năng động của các công ty lắp đặt điện dân dụng, cơ sở sửa chữa thiết bị điện gia dụng;

+ Có hiểu biết về các phương pháp rèn luyện thể chất, ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;

+ Hiểu biết những kiến thức kỹ năng cơ bản cần thiết trong chương trình Giáo dục quốc phòng – An ninh;

+ Có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần cảnh giác cách mạng và sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.

1.3. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:

Sau khi tốt nghiệp học sinh sẽ:

– Trực tiếp tham gia lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống điện dân dụng và thiết bị điện gia dụng & công nghiệp;

– Làm việc trong các công ty xây lắp điện, xưởng sản xuất, dây chuyền sản cuất.

1.4. Khả năng học tập, nâng cao trình độ

– Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Điện công nghiệp dân dụng trình độ trung cấp có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;

– Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa

học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo.

  1. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học:

– Số lượng môn học, mô đun: 30.

– Khối lượng kiến thức toàn khóa học: 60 tín chỉ

– Khối lượng các môn học chung/đại cương: 225 giờ

– Khối lượng các môn học, mô đun chuyên môn: 1445 giờ

– Khối lượng lý thuyết: 535 giờ; Thực hành, thực tập, thí nghiệm: 1095 giờ

  1. Nội dung chương trình:

Xem chi tiết tại đây!