Công nghệ Kỹ thuật điện tử – Viễn thông

Công nghệ Kỹ thuật điện tử – Viễn thông là ngành sử dụng các công nghệ, kỹ thuật tiên tiến để tạo nên các thiết bị vệ tinh, cáp và thiết bị điện tử như: Máy thu hình, điện thoại, máy tính cá nhân, máy tính bảng,… nhằm xây dựng hệ thống mạng thông tin liên lạc trên toàn cầu, giúp cho việc trao đổi và lưu trữ thông tin giữa con người với con người diễn ra thuận lợi, nhanh chóng dù có xa nhau về thời gian, không gian.

Công nghệ Kỹ thuật điện tử – Viễn thông

Tên ngành, nghề:  Công nghệ kỹ thuật điện tử, truyền thông

Tên tiếng Anh:       Electronic, telecommunication engineering

Mã ngành, nghề:    5510312

Trình độ đào tạo:   Trung cấp

Hình thức đào tạo: Chính quy

Đối tượng tuyển sinh: Người học đã tốt nghiệp trung học cơ sở và tương đương trở lên.

Thời gian đào tạo:  18 tháng

  1. Mục tiêu đào tạo

1.1. Mục tiêu chung:

Đào tạo cho người học có kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp ở trình độ Trung cấp ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện tử, Truyền thông; Có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khỏe phù hợp với nghề nghiệp nhằm tạo điều kiện cho người học có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm, tham gia lao động trong và ngoài nước hoặc tiếp tục học tập nâng cao trình độ theo vị trí công việc chuyên môn Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông.

Cung cấp cho người học kiến thức chung theo quy định của Nhà nước và kiến thức chuyên ngành về Hàng không dân dụng, kiến thức nghiệp vụ chuyên môn Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông nói chung; Có kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật và công nghệ thông tin; Có kỹ năng nhận thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp và kỹ năng giao tiếp ứng xử cần thiết để giải quyết những công việc hoặc vấn đề phức tạp, làm việc độc lập hoặc theo nhóm trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm hướng dẫn tối thiểu, giám sát, đánh giá đối với nhóm thực hiện những nhiệm vụ xác định.

1.2. Mục tiêu cụ thể:

* Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp:

  • Kiến thức:

Nêu được các quy định, tiêu chuẩn về bản vẽ kỹ thuật của nghề;

Trình bày được những kiến thức cơ bản về an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp và phòng chống cháy nổ trong công việc;

Trình bày được các định luật trong lĩnh vực điện, điện tử;

Giải thích được nguyên lý hoạt động của các linh kiện, thiết bị tương tự, số;

Giải thích được nguyên lí hoạt động của các mạch điện thông dụng;

Phân tích được các chương trình cơ bản cho PLC, vi điều khiển;

Phân tích được sơ đồ mạch điện, điện tử, sơ đồ thi công, lắp ráp thiết bị;

Trình bày được quy trình thi công board mạch in từ sơ đồ nguyên lý;

Nêu được tầm quan trọng của công nghệ Internet of Thing (IoT) và công nghiệp 4.0 đối với lĩnh vực Điện tử Truyền thông;

Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

Kiến thức chung

Nhận thức được những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin;

Tư tưởng Hồ Chí Minh và Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam;

Vận dụng được kiến thức cơ bản khoa học Xã hội – Nhân văn;

Kiến thức về toán học và khoa học tự nhiên trong cuộc sống và lĩnh vực công tác.

Kiến thức cơ sở ngành và ngành

Trình bày được hoạt động các hệ thống Kỹ thuật, Công nghệ Điện tử – Truyền thông như: Hệ thống kỹ thuật điện tử tương tự, Hệ thống điện tử số, Lập trình IC và ứng dụng các kỹ thuật này để phân tích, Thiết kế mạch cho các thiết bị Điện tử – Viễn thông;

Trình bày được nguyên lý, các phương pháp phân tích hoạt động của Hệ thống thông tin di động, Vệ tinh, Mạng viễn thông, Mạng truyền thông

  • Kỹ năng:

Sử dụng được các thiết bị đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp và phòng chống cháy nổ của nghề Điện tử – Truyền thông;

Đọc được các bản vẽ kỹ thuật trong lĩnh vực điện tử (bản vẽ chi tiết, bản vẽ sơ đồ lắp, bản vẽ sơ đồ nguyên lý);

Vận hành được các thiết bị điện, điện tử trong dây chuyền công nghiệp;

Lắp đặt, kết nối được các thiết bị điện tử trong dây chuyền công nghiệp theo quy định;

Bảo trì, sửa chữa được các thiết bị điện tử theo yêu cầu công việc;

Thay thế được các mạch điện ứng dụng;

Sử dụng được các phần mềm chuyên ngành Điện tử – Truyền thông;

Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;

Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.

  • Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

Có ý thức trách nhiệm công dân, có thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn;

Có phương pháp làm việc khoa học, biết phân tích và giải quyết các vấn đề mới trong lĩnh vực Điện tử công nghiệp;

Năng động, tự tin, cầu tiến trong công việc, hợp tác, thân thiện, khiêm tốn trong các quan hệ;

Tự chịu trách nhiệm về chất lượng công việc, sản phẩm do mình đảm nhiệm theo các tiêu chuẩn quy định;

Chịu trách nhiệm đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của bản thân và và một phần công việc của các thành viên trong nhóm trước lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị;

Có ý thức học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp.

1.3 Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:

Sau khi tốt nghiệp, người học trở thành nhân viên/ kỹ thuật viên ngành CNKT điện tử, truyền thông có thể làm việc tại:

Các công ty buôn bán, phân phối thiết bị điện tử, điện tử thông minh; thiết bị thông minh (smart devices), nhà thông minh (smart home), …

Các bộ phận bảo hành, bảo trì thiết bị điện tử thông; camera quan sát, thiết bị báo trộm, báo cháy thông minh;

Có khả năng tự tạo việc làm, tự mở cơ sở kinh doanh, sửa chữa các thiết bị IoT trong lĩnh vực Công nghệ Kỹ thuật Điện tử, Truyền thông;

Các bộ phận thiết kế, thi công, lắp đặt, vận hành hệ thống mạng viễn thông và dịch vụ internet;

Các cơ quan nhà nước về thông tin – truyền thông;

Tiếp tục học liên thông lên trình độ cao hơn.