KẾ TOÁN TỔNG HỢP

Sơ cấp Kế toán tổng hợp

Kế toán viên sơ cấp là người có nhiệm vụ duy trì và tổng hợp các báo cáo tài chính và báo cáo tuân thủ các quy định và yêu cầu của chính phủ, đây là định nghĩa cơ bản thường thấy. Vậy để hiểu tường tận về công việc của một Junior Accountant là gì và những yêu cầu đối vị trí này cũng như mức lương sẽ nhận được.

Sơ cấp kế toán là gì? 

Kế toán viên sơ cấp là một vị trí nằm trong một đội ngũ công ty hoặc bộ phận kế toán. Junior Accountant sẽ thực hiện nhiệm vụ duy trì và biên soạn, tổng hợp các báo cáo hoặc báo cáo tài chính dựa theo các yêu cầu và những quy định của chính phủ.

junior-accountant-là-gì

Vai trò của kế toán viên sơ cấp được thể hiện qua những nhiệm vụ bao gồm:

  • Phân tích bảng cân đối kế toán
  • Quản lý sổ cái
  • Cập nhật báo cáo tài chính
  • Duy trì các khoản phải thu và phải trả
  • Thanh toán bảng lương hàng tháng
  • Lập báo cáo tài chính

Junior Accountant còn đóng vai trò quan trọng trong việc thiết lập tổ chức bất kể đó là một công ty đa quốc gia lớn hay một tổ chức nhỏ trong nước. Khi làm việc ở vị trí này bạn có thể sẽ rất bận rộn vào mùa thuế hay vào cuối năm tài chính.

Công việc của kế toán viên sơ cấp là gì? 

Trách nhiệm trong công việc của kế toán viên sơ cấp có thể có sự khác biệt giữa các tổ chức hoặc doanh nghiệp, tuy nhiên, một số nhiệm vụ và trách nhiệm chung nhất của kế toán sơ cấp phải kể đến là:

  • Xử lý các bút toán và đảm bảo rằng tất cả các giao dịch kinh doanh được ghi lại một cách chính xác.
  • Theo dõi và giám sát liên tục các khoản phải thu và các khoản phải trả.
  • Phát hành, chuẩn bị các hóa đơn thương mại và đối chiếu các bút toán theo thời gian.
  • Hỗ trợ lập và xử lý các báo cáo tài chính, chẳng hạn như lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, bảng cân đối kế toán, và các báo cáo khác hàng ngày hoặc định kỳ theo sự phân công từng phần việc kế toán.
  • Chịu trách nhiệm trước phụ trách phần việc về sự chính xác, trung thực của các số liệu báo cáo, trong trường hợp có bất kỳ hình thức không chính xác nào, phải thông báo ngay với cấp trên.
  • Đảm bảo rằng tất cả các báo cáo tài chính tuân thủ các hướng dẫn pháp lý và quy định áp dụng cho tổ chức.
  • Phối hợp với các bộ phận khác, chẳng hạn như Tiếp thị, Hoạt động và Nhân sự, đồng thời xem xét các chi phí của tổ chức.
  • Cập nhật thông tin tài chính kịp thời.
  • Theo dõi các chỉ số hoạt động chính (KPI) của tổ chức và chuẩn bị các báo cáo cho  cấp trên.
  • Hỗ trợ cấp trên trong các dự án kế toán khác khi cần thiết.

Yêu cầu đối với Junior Accountant là gì? 

Để hoàn thành tốt các yêu cầu cũng như quy định trong công việc này, đòi hỏi các ứng viên phải không ngừng tìm tòi và trau dồi kinh nghiệm cho bản thân trong quá trình học tập hay kể cả khi đang làm việc trong các tổ chức. Sau đây là những điều kiện để trở thành một Junior Accountant giỏi:

Sơ cấp kế toán tổng hợp

1. Năng lực và trình độ 

Những nội dung quy định tiếp theo đây về tiêu chuẩn nghiệp vụ ngạch kế toán viên sơ cấp theo Thông tư số 42/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, quy định về đào tạo trình độ sơ cấp Kế toán tổng hợp:

  • Nắm được các nguyên tắc quản lý về hành chính và cải cách hành chính của ngành, của đơn vị; nguyên tắc về tổ chức công tác kế toán và công tác tổ chức bộ máy kế toán;
  • Nắm được nguyên tắc, các quy định về chi tiêu tài chính, giao nhận, xuất, nhập, việc giữ gìn, bảo quản, lưu trữ hồ sơ tài liệu kế toán và sử dụng tài sản; các chế độ trách nhiệm vật chất thuộc phần hành;
  • Nắm chắc chế độ ghi sổ kế toán, quy tắc và thể thức mở sổ, ghi sổ, khóa sổ kế toán theo quy định của văn bản pháp luật về kế toán;
  • Sử dụng được các loại công cụ tính toán thông thường, máy vi tính.
  • Có bằng tốt nghiệp phổ thông trung học trở lên;
  • Có chứng chỉ tốt nghiệp lớp bồi dưỡng nghiệp vụ sơ cấp kế toán và đạt yêu cầu sát hạch về nghiệp vụ kế toán;
  • Có trình độ tin học văn phòng (các kỹ năng của Microsoft Word, Microsoft Excel, Internet) và sử dụng thành thạo phần mềm kế toán phục vụ công tác chuyên môn.

2. Kỹ năng mềm

Một số kỹ năng không thể thiếu không chỉ riêng kế toán viên sơ cấp mà ngay tại các lĩnh vực khác các ứng viên cũng cần trang bị cho mình:

  • Kỹ năng giao tiếp
  • Kỹ năng giải quyết vấn đề
  • Kỹ năng quản lý, sắp xếp thời gian và công việc
  • Kỹ năng làm việc với số liệu
  • Kỹ năng đàm phán và thuyết phục
  • Khả năng sử dụng ngoại ngữ

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP

(Trường Cao đẳng Phương Đông – 03 Hùng Vương, TP Tam Kỳ, Quảng Nam)

  1. Tên nghề, mã nghề:

– Tên nghề đào tạo: Kế toán tổng hợp

– Mã nghề:

  1. Đối tượng tuyển sinh, yêu cầu đầu vào:

– Đối tượng tuyển sinh: Từ 15 tuổi trở lên

– Yêu cầu đầu vào: Người học học xong chương trình THCS trở lên

  1. Mô tả về khóa học và mục tiêu đào tạo:

3.1. Mô tả về khóa học: Khoá học đào tạo nhân viên Kế toán tổng hợp có trình độ sơ cấp, có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe tốt; có kiến thức cơ bản về kế toán tổng hợp; áp dụng được kiến thức để thực hiện công việc kế toán tổng hợp và có thể tiếp tục học ở trình độ cao hơn.

3.2. Mục tiêu đào tạo: Đào tạo người học nắm vững kiến thức cơ bản về công tác tổ chức kế toán trong doanh nghiệp, phân quyền sử dụng giữa các kế toán trên phần mềm. Biết cách hạch toán các phương pháp kế toán về vốn bằng tiền, các tài sản cố định, vật liệu công cụ dụng cụ, các khoản phải thu, phải trả, kế toán thuế trên phần mềm kế toán. Biết được phương pháp lập các báo cáo tài chính trên phần mềm.

  1. Khối lượng kiến thức, kỹ năng nghề, các kỹ năng cần thiết khác, năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm:

4.1. Khối lượng kiến thức:

– Tổng toàn khóa: 400 giờ

– Thời gian thực học:  360 giờ

– Thời gian ôn, kiểm tra kết thúc khóa học: 40 giờ

4.2. Kỹ năng nghề :

– Tổ chức công tác tài chính kế toán phù hợp với doanh nghiệp

– Lập chứng từ, kiểm tra, phân loại, nhập chứng từ kế toán vào phần mềm.

– Lấy sổ kế toán, báo cáo kế toán tài chính trên phần mềm

– Rèn luyện cho người học lòng yêu nghề, có ý thức tổ chức kỷ luật để thực hiện tốt các nhiệm vụ của nghề kế toán

– Khả năng làm việc độc lập, tổ chức làm việc theo nhóm hiệu quả

4.3. Các kỹ năng cần thiết khác: Có kỹ năng giao tiếp, có tác phong công nghiệp đáp ứng được yêu cầu về chuyên môn của xã hội.

4.4. Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Người học làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm, giải quyết công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi.

– Chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm.

– Đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của cá nhân.

– Tuân thủ đúng các quy định về kế toán, các quy định của pháp luật liên quan đến lĩnh vực kế toán.

– Thận trọng, tỉ mỉ, tự chịu trách nhiệm với kết quả công việc của cá nhân và của nhóm.

4.5. Vị trí việc làm: Sau khi học xong, người học có được các kiến thức và kỹ năng cần thiết để đảm đương được các vị trí:

– Sau khi học xong người học có khả năng làm việc về kế toán tổng hợp tại các doanh nghiệp

– Có khả năng tiếp tục học lên trình độ cao hơn.

  1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu:

5.1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu

– Thời gian đào tạo: 03 tháng.

– Thời gian thực học tối thiểu: 12 tuần

– Thời gian ôn, kiểm tra kết thúc khóa học: 01 tuần

5.2. Phân bố thời gian thực học tối thiểu:

– Thời gian học các môn học/mô đun đào tạo nghề: 360 giờ

+ Thời gian học lý thuyết: 56 giờ

+ Thời gian học thực hành: 284 giờ

+ Thời gian kiểm tra: 20 giờ

TRƯỜNG CAO ĐẲNG PHƯƠNG ĐÔNG

📘 Địa chỉ: 03 Hùng Vương, TP Tam Kỳ, Quảng Nam
☎ Điện thoại: 0968.433.633 – 0913.247.365
🔰 Website: https://cpd.edu.vn
🔰 Facebook: https://fb.com/phuongdongquangnam
🔰 Email: tuyensinh@cpd.edu.vn