KHAI GIẢNG KHÓA ĐẦU TIÊN ĐÀO TẠO NHÂN VIÊN CHĂM SÓC NGƯỜI CAO TUỔI TẠI QUẢNG NAM

Ngày 07/07/2023, Lễ khai giảng Chương trình đào tạo cấp chứng chỉ sơ cấp, nghề: Chăm sóc người cao tuổi – Khoá I đã diễn ra tại Tổ chức Làng Hoa Sen Quốc tế Hàn Quốc tại Việt Nam (phường An Phú, TP Tam Kỳ, Quảng Nam). Chương trình có sự phối hợp đào tạo của Trường Cao đẳng Phương Đông ký kết hợp tác với Tổ chức Làng Hoa Sen Quốc tế Hàn Quốc tại Việt Nam.

Lễ khai giảng Chương trình đào tạo cấp chứng chỉ sơ cấp, nghề: Chăm sóc người cao tuổi – Khoá I

Tham dự Lễ khai giảng có Bà Lê Ngọc Anh – PTP Giáo dục Nghề Nghiệp, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Nam; Ông Nguyễn Hồng Lai – PCT UBND TP Tam Kỳ; đại diện Lãnh đạo Phòng LĐ-TBXH TP Tam Kỳ; Lãnh đạo Hội liên hiệp Phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội Nông dân, Hội Người cao tuổi TP, Đài QRT, Đài TT-TH Tam Kỳ.

– Về phía Tổ chức Làng Hoa Sen Quốc tế Hàn Quốc tại Việt Nam có Ông Cho Dang Ho – Chủ tịch, và một số thành viên của Tổ chức.

– Về trường Cao đẳng Phương Đông có Thầy Huỳnh Ngọc Hợi – Hiệu trưởng Nhà trường; Thầy Nguyễn Thanh Hiếu – Phó hiệu trưởng Nhà trường; Các thầy cô Trưởng Phòng Tuyển sinh, Đào tạo, Kế toán; Cùng 22 học viên tham dự.

Kết thúc khóa học, các học viên tốt nghiệp sẽ trở thành những nhân viên chăm sóc người cao tuổi đầu tiên được trang bị kiến thức, kỹ năng cần thiết và có thể áp dụng, phát huy tại Viện Dưỡng Lão Làng Hoa Sen (phường An Phú, TP Tam Kỳ).

“Đây là một nghề đặc biệt, một công việc hết sức đặc biệt, các học viên cần có kiến thức sâu rộng, kỹ năng thuần thục và làm việc với tình yêu thương, tôn trọng, sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ với người cao tuổi”.

Thầy Huỳnh Ngọc Hợi – Hiệu trưởng Trường CĐ Phương Đông và Ông Cho Dang Ho – Chủ tịch Tổ chức Làng Hoa Sen Quốc tế Hàn Quốc tại Việt Nam

Phát biểu tại Lễ khai giảng, Thầy Huỳnh Ngọc Hợi – Hiệu trưởng Nhà trường cho biết: Với thực trạng nhu cầu đào tạo, phát triển nguồn nhân lực đủ kiến thức, kỹ năng chăm sóc người cao tuổi, người bệnh, người khuyết tật đang là vấn đề lớn của không chỉ các nước khác mà cả ở Việt Nam. Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của Trường Cao đẳng Phương Đông trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực để chăm sóc sức khoẻ, Nhà trường đã phối hợp với các đối tác trong và ngoài nước xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chăm sóc người cao tuổi.

Với khoá học đầu tiên về nội dung này, Trường Cao đẳng Phương Đông phối hợp với Tổ chức Làng Hoa Sen Quốc tế Hàn Quốc tại Việt Nam, nỗ lực cùng nhau làm việc tuân thủ quy định của pháp luật và quy định của hai bên nhằm ngày một nâng cao chất lượng nhân lực đào tạo nói chung, nhân lực chăm sóc người cao tuổi nói riêng.

Hôm nay hơn 1 triệu thí sinh làm thủ tục thi tốt nghiệp THPT 2023

Theo báo tuổi trẻ đưa tin chiều nay 27-6, hơn 1 triệu thí sinh cả nước sẽ làm thủ tục dự thi tốt nghiệp THPT 2023. Ngày mai thí sinh sẽ dự thi môn ngữ văn buổi sáng và toán buổi chiều.

Đoàn thanh niên Công an tỉnh Kiên Giang hỗ trợ xe đưa đón các em thí sinh xã đảo thuộc huyện Kiên Hải (Kiên Giang) đi thi – Ảnh: CHÍ CÔNG

Phóng viên Tuổi Trẻ đã phỏng vấn ông Huỳnh Văn Chương – cục trưởng Cục Quản lý chất lượng Bộ GD-ĐT, thường trực Ban Chỉ đạo cấp quốc gia kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 – về việc chuẩn bị và những lưu ý liên quan tới kỳ thi.

Ông Huỳnh Văn Chương cho biết: Theo quy định, UBND các tỉnh, TP trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm toàn bộ về chỉ đạo tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 tại địa phương.

Trong thời gian qua, các đoàn kiểm tra do lãnh đạo Bộ GD-ĐT và các cục, vụ trực thuộc đã đi kiểm tra công tác chuẩn bị tổ chức thi ở nhiều địa phương.

Các đoàn kiểm tra đã lưu ý với ban chỉ đạo thi các địa phương những nội dung quan trọng cần quan tâm, những kẽ hở trong khâu chuẩn bị cần điều chỉnh, bổ sung kịp thời để có thể thực hiện kỳ thi an toàn, nghiêm túc trên tinh thần hỗ trợ tối đa, bảo đảm quyền lợi cho thí sinh.

* Việc chuẩn bị thi ở các địa phương hiện như thế nào và có những vấn đề nào cần lưu ý, thưa ông?

– Cho đến thời điểm này, hầu hết các địa phương đều đã chuẩn bị sẵn sàng điều kiện về nhân lực, vật lực cần thiết cho kỳ thi. Chủ động các phương án ứng phó trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, bất thường.

Đặc biệt, các địa phương có địa bàn khó khăn đã có giải pháp hỗ trợ thí sinh bằng nhiều hình thức đúng với tinh thần không để thí sinh nào vì điều kiện kinh tế khó khăn hoặc giao thông cách trở không thể đến được điểm thi để dự thi.

Bộ GD-ĐT yêu cầu ban chỉ đạo thi các tỉnh vẫn phải rà soát tất cả các khâu của kỳ thi một lần cuối, không chủ quan, lơ là. Đặc biệt là theo dõi sát sao diễn biến thời tiết trong những ngày sắp tới để đề phòng việc xuất hiện thiên tai.

Hiện các hội đồng thi đã bắt đầu được triển khai, thí sinh tập trung tại điểm thi để nghe phổ biến quy chế, làm thủ tục dự thi. Mặc dù tất cả các cán bộ, giáo viên tham gia công tác thi đều đã được tập huấn nhưng trước ngày thi, các trưởng điểm thi cần đặc biệt lưu ý đối với cán bộ coi thi về quy trình, vị trí, trách nhiệm.

Những trường hợp phát sinh trong khi coi thi, cán bộ coi thi phải báo cáo trưởng điểm thi để có quyết định phương án xử lý kịp thời, không tự ý xử lý.

Tuy kỳ thi được giao cho các địa phương chủ động toàn diện nhưng Bộ GD-ĐT yêu cầu các địa phương duy trì kết nối thường xuyên với ban chỉ đạo thi cấp quốc gia và các cơ quan, ban ngành liên quan để cùng nắm tình hình, kịp thời xử lý các tình huống phát sinh, đảm bảo kỳ thi diễn ra thuận lợi.

130 thí sinh ở các xã đảo thuộc huyện Kiên Hải vui vẻ ngồi tàu, vượt hơn 90km đường biển đến TP Rạch Giá (Kiên Giang) đi thi kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 – Ảnh: CHÍ CÔNG

* Trong hội nghị về công tác tổ chức thi mới đây, Hà Nội đề xuất bổ sung người thành thạo về kỹ thuật ở khâu in sao đề thi để có thể xử lý nhanh, kịp thời những sự cố về kỹ thuật phát sinh. Việc này có được chấp thuận và bổ sung quy định vào kỳ thi năm nay không? Nếu chưa được thì theo ông có nên bổ sung vào quy chế của kỳ thi năm sau không?

– Việc lựa chọn nhân sự để tham gia tổ chức kỳ thi là khâu đặc biệt quan trọng. Ban chỉ đạo thi cấp tỉnh cần lựa chọn nhân sự đúng tiêu chuẩn, tiêu chí, có kinh nghiệm và đạo đức nghề nghiệp, đặc biệt ở những nhiệm vụ quan trọng.

Đối với công tác in sao đề thi, đây là khâu trọng yếu. Việc bổ sung người có chuyên môn, thành thạo về kỹ thuật thực hiện nhiệm vụ này để có thể xử lý nhanh, kịp thời các sự cố về kỹ thuật có thể phát sinh là việc nên khuyến khích và các địa phương chủ động.

Bộ đã ban hành quy chế quy định các điều kiện cụ thể để ban in sao đề thi của tất cả các địa phương tổ chức thực hiện đúng tiến độ và bảo đảm công việc. Cũng lưu ý các địa phương ưu tiên tăng cường cơ sở vật chất, trang bị các điều kiện tốt nhất về thiết bị để ban in sao làm việc thuận lợi, chính xác và hiệu quả nhất.

* Để phòng chống gian lận công nghệ cao tinh vi, ngoài khuyến cáo về việc bố trí khu để đồ cá nhân của thí sinh cách phòng thi tối thiểu 25m, theo ông cần lưu ý gì thêm cho giám thị?

– Năm nay, việc ứng phó với các thiết bị công nghệ cao có thể sử dụng trong gian lận kỳ thi là việc làm được ban chỉ đạo cấp quốc gia và ban chỉ đạo các tỉnh/TP đặc biệt lưu ý trong quá trình kiểm tra, làm việc với các địa phương thời gian qua. Những vướng mắc trong quá trình triển khai cũng được các địa phương xin ý kiến, thống nhất về phương án xử lý.

Trong các ngày thi tới đây, đề nghị trưởng các điểm thi phải tiếp tục sát sao, nhắc nhở để giám thị thực hiện đúng, đủ nhiệm vụ. Với tinh thần phòng hơn chống, giám thị phải nhắc nhở thí sinh thực hiện đúng quy chế nhưng không gây áp lực, căng thẳng cho thí sinh.

Học sinh Trường THPT Nguyễn Thái Bình (quận Tân Bình, TP.HCM) ôn thi chuẩn bị kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023 – Ảnh: NHƯ HÙNG

Trong buổi thí sinh làm thủ tục dự thi, trước các buổi thi, giám thị có trách nhiệm nhắc thí sinh về những vật dụng không được phép mang vào phòng thi như giấy than, bút xóa, đồ uống có cồn, các loại vũ khí, chất gây cháy nổ và tài liệu, thiết bị truyền và chứa thông tin có thể lợi dụng để gian lận thi cử như điện thoại, đồng hồ thông minh, máy tính có thẻ nhớ, thiết bị ghi âm, ghi hình…

Trong những năm trước, có nhiều trường hợp thí sinh vì không nắm rõ quy chế hoặc quá căng thẳng nên quên không để điện thoại ở ngoài phòng thi dẫn tới việc phải đình chỉ thi. Đây là những trường hợp rất đáng tiếc cần được giám thị lưu ý cụ thể để thí sinh hiểu rõ.

Trong kỳ thi, việc để lộ, lọt đề thi là hành vi vi phạm pháp luật, có thể phải truy cứu trách nhiệm hình sự, mọi hành vi vi phạm đều bị xử lý theo quy định của pháp luật. Vì thế những khâu liên quan tới sao in, vận chuyển, bảo quản đề thi, bài thi cần được đặc biệt quan tâm.

Các địa phương cần có phương án cho những trường hợp đặc biệt, địa bàn đặc biệt khi vận chuyển đề thi, bài thi. Các điểm thi cần thực hiện đúng quy định không để lọt đề thi ra ngoài trong tình huống thí sinh ra khỏi phòng thi sớm, nhất là đối với các môn thi thành phần trong bài thi tổ hợp.

* Trước thời gian thi, ông có lưu ý và nhắn nhủ gì đến thí sinh và cán bộ làm công tác thi trên toàn quốc?

– Đối với cán bộ và các thầy cô giáo, thực hiện công tác thi là công việc hằng năm, không mới nhưng vẫn đề nghị các thầy cô tuyệt đối không chủ quan, thực hiện các công việc coi thi, chấm thi đúng quy chế và quán triệt quy chế đầy đủ đến thí sinh.

Đối với các em học sinh, cần ghi nhớ những quy định đã được phổ biến trong buổi làm thủ tục dự thi để tránh mắc lỗi. Các em hãy dành thời gian nghỉ ngơi trước ngày thi để bước vào kỳ thi tự tin, bình tĩnh, tránh bị căng thẳng áp lực.

Nguồn: Bộ GD-ĐT

Mang vào phòng thi những gì?

Theo quy chế thi tốt nghiệp THPT của Bộ GD-ĐT ban hành, năm nay thí sinh chỉ được mang vào phòng thi: bút viết, bút chì, compa, tẩy, thước tính, máy tính bỏ túi không có chức năng soạn thảo văn bản, không có thẻ nhớ, atlat địa lý Việt Nam với môn thi địa lý (không có đánh dấu hoặc viết thêm bất cứ nội dung nào khác).

Khác những năm trước, thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 sẽ không còn được mang các loại máy ghi âm, ghi hình dù chỉ có chức năng ghi thông tin, không thể nghe, xem hay truyền tín hiệu. Bộ GD-ĐT cũng không còn quy định danh mục máy tính bỏ túi như các năm trước mà chỉ yêu cầu “không có chức năng soạn thảo văn bản”.

Liên quan đến thắc mắc thí sinh có được mang đồng hồ cơ vào phòng thi, ông Lê Hoài Nam, phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, cho biết: “Thí sinh được phép mang vào phòng thi các vật dụng thiết yếu như nước uống, thuốc chữa bệnh, trong đó có đồng hồ cơ… Các vật dụng này không chứa thông tin phục vụ mục đích gian lận thi cử và không có các tính năng lưu giữ, thu phát, truyền, nhận thông tin, hình ảnh dưới mọi hình thức”.

Quy chế thi cũng nêu rõ thí sinh có mặt tại phòng thi đúng thời gian quy định ghi trong giấy báo dự thi để làm thủ tục dự thi: xuất trình CMND hoặc thẻ CCCD và nhận thẻ dự thi. Nếu thấy có những sai sót về thông tin cá nhân, đối tượng ưu tiên, khu vực ưu tiên thì phải báo ngay cho cán bộ coi thi hoặc người làm nhiệm vụ tại điểm thi để xử lý kịp thời. Trường hợp bị mất CCCD hoặc các giấy tờ cần thiết khác, phải báo cáo ngay cho trưởng điểm thi để xem xét.

Trong mỗi buổi thi, thí sinh có mặt tại phòng thi đúng thời gian quy định. Nếu đến chậm quá 15 phút sau khi có hiệu lệnh tính giờ làm bài sẽ không được dự thi buổi thi đó. Khi nộp bài thi tự luận, phải ghi rõ số tờ giấy thi đã nộp và ký xác nhận vào phiếu thu bài thi; thí sinh không làm được bài cũng phải nộp tờ giấy thi (đối với bài thi tự luận), phiếu trả lời trắc nghiệm (đối với bài thi trắc nghiệm).

* TS Phạm Tấn Hạ (phó hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn – ĐH Quốc gia TP.HCM):

 

Để tự tin bước vào phòng thi tốt nghiệp

Kỳ thi tốt nghiệp THPT là kỳ thi quan trọng nên lo âu là điều không thể không xảy ra với thí sinh. Để giảm bớt tình trạng lo âu này, trước hết thí sinh phải chuẩn bị kiến thức vững vàng để đủ tự tin bước vào phòng thi.

Nếu khi đi thi mà quá lo âu, các em hãy hít thật sâu, thở nhẹ nhàng để giúp mình ổn định lại tâm lý. Nếu làm bài môn thi đầu tiên không đúng với năng lực thực sự thì không nên nghĩ về nó quá nhiều, cần dồn sức cho những môn thi sau.

Thông thường nếu làm bài môn thi đầu tiên không tốt như kỳ vọng, thí sinh thường rất dễ rơi vào trạng thái lo âu nhiều hơn. Các em cần rèn luyện để có sức khỏe tốt, chú ý đến việc ăn uống điều độ, ngủ đủ giấc.

* PGS.TS Huỳnh Thanh Hùng (quyền hiệu trưởng Trường ĐH Nông lâm TP.HCM):

Coi chừng ngủ quên

Nhiều em thức khuya để ôn thi nên sáng hôm sau đi thi trễ, có em vô phòng thi ngủ luôn. Tôi từng chứng kiến nhiều em đi trễ quá 15 phút nên không được vô phòng thi.

Một tình trạng phổ biến nữa là sau buổi thi sáng, trưa về nhà nghỉ, thí sinh ngủ quên nên đi thi trễ vào buổi chiều. Do vậy, các em lưu ý trước ngày thi phải ngủ đủ giấc, đi thi đúng giờ… Nếu đi thi trễ, thí sinh sẽ bị lập biên bản dẫn đến mất tự tin.

* TS Nguyễn Trung Nhân (trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM):

Chuẩn bị các vật dụng cần thiết

Yếu tố quan trọng góp phần để thí sinh đạt kết quả thi tốt là sự chuẩn bị các vật dụng cần thiết trước khi đi thi (bút bi, bút chì, tẩy, các loại giấy tờ…). Nếu vào phòng thi mà bị quên vật dụng, giấy tờ sẽ rất dễ mất bình tĩnh, ảnh hưởng đến tâm lý làm bài.

Tuyệt đối không được mang tài liệu và các vật dụng không được phép mang vào phòng thi. Thực tế không ít thí sinh mang theo tài liệu, điện thoại di động vào phòng thi dù không sử dụng cũng bị giám thị phát hiện lập biên bản đình chỉ thi.

Đón xem bài giải các môn thi trên báo Tuổi Trẻ

Báo Tuổi Trẻ phối hợp cùng tuyensinh247.com thực hiện bài giải các môn thi tốt nghiệp THPT 2023. Bài giải được cập nhật ngay sau khi kết thúc giờ thi mỗi môn, mời bạn đọc đón xem. Trên Tuổi Trẻ Online (tuoitre.vn) ngay sau khi kết thúc mỗi môn thi, bài thi, bài giải sẽ được cập nhật liên tục.

Trong khi đó, phụ trương bài giải các môn thi tốt nghiệp THPT trên nhật báo Tuổi Trẻ sẽ được phát hành vào hôm sau. Phụ trương ngày 29-6 đăng bài giải các môn thi văn, toán. Phụ trương bài giải ngày 30-6 đăng bài giải các môn vật lý, hóa học, sinh học, lịch sử, địa lý và giáo dục công dân.

Bên cạnh bài giải sẽ có các đánh giá, nhận định về đề thi. Các câu chuyện bên lề kỳ thi tốt nghiệp THPT cũng sẽ được chuyển tải ở phụ trương. Ngoài ra, thông tin tuyển sinh của nhiều trường đại học, cao đẳng cũng sẽ được đăng tải trên phụ trương.

VĨNH HÀ THỰC HIỆN

KẾ TOÁN TỔNG HỢP

Sơ cấp Kế toán tổng hợp

Kế toán viên sơ cấp là người có nhiệm vụ duy trì và tổng hợp các báo cáo tài chính và báo cáo tuân thủ các quy định và yêu cầu của chính phủ, đây là định nghĩa cơ bản thường thấy. Vậy để hiểu tường tận về công việc của một Junior Accountant là gì và những yêu cầu đối vị trí này cũng như mức lương sẽ nhận được.

Sơ cấp kế toán là gì? 

Kế toán viên sơ cấp là một vị trí nằm trong một đội ngũ công ty hoặc bộ phận kế toán. Junior Accountant sẽ thực hiện nhiệm vụ duy trì và biên soạn, tổng hợp các báo cáo hoặc báo cáo tài chính dựa theo các yêu cầu và những quy định của chính phủ.

junior-accountant-là-gì

Vai trò của kế toán viên sơ cấp được thể hiện qua những nhiệm vụ bao gồm:

  • Phân tích bảng cân đối kế toán
  • Quản lý sổ cái
  • Cập nhật báo cáo tài chính
  • Duy trì các khoản phải thu và phải trả
  • Thanh toán bảng lương hàng tháng
  • Lập báo cáo tài chính

Junior Accountant còn đóng vai trò quan trọng trong việc thiết lập tổ chức bất kể đó là một công ty đa quốc gia lớn hay một tổ chức nhỏ trong nước. Khi làm việc ở vị trí này bạn có thể sẽ rất bận rộn vào mùa thuế hay vào cuối năm tài chính.

Công việc của kế toán viên sơ cấp là gì? 

Trách nhiệm trong công việc của kế toán viên sơ cấp có thể có sự khác biệt giữa các tổ chức hoặc doanh nghiệp, tuy nhiên, một số nhiệm vụ và trách nhiệm chung nhất của kế toán sơ cấp phải kể đến là:

  • Xử lý các bút toán và đảm bảo rằng tất cả các giao dịch kinh doanh được ghi lại một cách chính xác.
  • Theo dõi và giám sát liên tục các khoản phải thu và các khoản phải trả.
  • Phát hành, chuẩn bị các hóa đơn thương mại và đối chiếu các bút toán theo thời gian.
  • Hỗ trợ lập và xử lý các báo cáo tài chính, chẳng hạn như lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, bảng cân đối kế toán, và các báo cáo khác hàng ngày hoặc định kỳ theo sự phân công từng phần việc kế toán.
  • Chịu trách nhiệm trước phụ trách phần việc về sự chính xác, trung thực của các số liệu báo cáo, trong trường hợp có bất kỳ hình thức không chính xác nào, phải thông báo ngay với cấp trên.
  • Đảm bảo rằng tất cả các báo cáo tài chính tuân thủ các hướng dẫn pháp lý và quy định áp dụng cho tổ chức.
  • Phối hợp với các bộ phận khác, chẳng hạn như Tiếp thị, Hoạt động và Nhân sự, đồng thời xem xét các chi phí của tổ chức.
  • Cập nhật thông tin tài chính kịp thời.
  • Theo dõi các chỉ số hoạt động chính (KPI) của tổ chức và chuẩn bị các báo cáo cho  cấp trên.
  • Hỗ trợ cấp trên trong các dự án kế toán khác khi cần thiết.

Yêu cầu đối với Junior Accountant là gì? 

Để hoàn thành tốt các yêu cầu cũng như quy định trong công việc này, đòi hỏi các ứng viên phải không ngừng tìm tòi và trau dồi kinh nghiệm cho bản thân trong quá trình học tập hay kể cả khi đang làm việc trong các tổ chức. Sau đây là những điều kiện để trở thành một Junior Accountant giỏi:

Sơ cấp kế toán tổng hợp

1. Năng lực và trình độ 

Những nội dung quy định tiếp theo đây về tiêu chuẩn nghiệp vụ ngạch kế toán viên sơ cấp theo Thông tư số 42/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, quy định về đào tạo trình độ sơ cấp Kế toán tổng hợp:

  • Nắm được các nguyên tắc quản lý về hành chính và cải cách hành chính của ngành, của đơn vị; nguyên tắc về tổ chức công tác kế toán và công tác tổ chức bộ máy kế toán;
  • Nắm được nguyên tắc, các quy định về chi tiêu tài chính, giao nhận, xuất, nhập, việc giữ gìn, bảo quản, lưu trữ hồ sơ tài liệu kế toán và sử dụng tài sản; các chế độ trách nhiệm vật chất thuộc phần hành;
  • Nắm chắc chế độ ghi sổ kế toán, quy tắc và thể thức mở sổ, ghi sổ, khóa sổ kế toán theo quy định của văn bản pháp luật về kế toán;
  • Sử dụng được các loại công cụ tính toán thông thường, máy vi tính.
  • Có bằng tốt nghiệp phổ thông trung học trở lên;
  • Có chứng chỉ tốt nghiệp lớp bồi dưỡng nghiệp vụ sơ cấp kế toán và đạt yêu cầu sát hạch về nghiệp vụ kế toán;
  • Có trình độ tin học văn phòng (các kỹ năng của Microsoft Word, Microsoft Excel, Internet) và sử dụng thành thạo phần mềm kế toán phục vụ công tác chuyên môn.

2. Kỹ năng mềm

Một số kỹ năng không thể thiếu không chỉ riêng kế toán viên sơ cấp mà ngay tại các lĩnh vực khác các ứng viên cũng cần trang bị cho mình:

  • Kỹ năng giao tiếp
  • Kỹ năng giải quyết vấn đề
  • Kỹ năng quản lý, sắp xếp thời gian và công việc
  • Kỹ năng làm việc với số liệu
  • Kỹ năng đàm phán và thuyết phục
  • Khả năng sử dụng ngoại ngữ

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP

(Trường Cao đẳng Phương Đông – 03 Hùng Vương, TP Tam Kỳ, Quảng Nam)

  1. Tên nghề, mã nghề:

– Tên nghề đào tạo: Kế toán tổng hợp

– Mã nghề:

  1. Đối tượng tuyển sinh, yêu cầu đầu vào:

– Đối tượng tuyển sinh: Từ 15 tuổi trở lên

– Yêu cầu đầu vào: Người học học xong chương trình THCS trở lên

  1. Mô tả về khóa học và mục tiêu đào tạo:

3.1. Mô tả về khóa học: Khoá học đào tạo nhân viên Kế toán tổng hợp có trình độ sơ cấp, có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe tốt; có kiến thức cơ bản về kế toán tổng hợp; áp dụng được kiến thức để thực hiện công việc kế toán tổng hợp và có thể tiếp tục học ở trình độ cao hơn.

3.2. Mục tiêu đào tạo: Đào tạo người học nắm vững kiến thức cơ bản về công tác tổ chức kế toán trong doanh nghiệp, phân quyền sử dụng giữa các kế toán trên phần mềm. Biết cách hạch toán các phương pháp kế toán về vốn bằng tiền, các tài sản cố định, vật liệu công cụ dụng cụ, các khoản phải thu, phải trả, kế toán thuế trên phần mềm kế toán. Biết được phương pháp lập các báo cáo tài chính trên phần mềm.

  1. Khối lượng kiến thức, kỹ năng nghề, các kỹ năng cần thiết khác, năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm:

4.1. Khối lượng kiến thức:

– Tổng toàn khóa: 400 giờ

– Thời gian thực học:  360 giờ

– Thời gian ôn, kiểm tra kết thúc khóa học: 40 giờ

4.2. Kỹ năng nghề :

– Tổ chức công tác tài chính kế toán phù hợp với doanh nghiệp

– Lập chứng từ, kiểm tra, phân loại, nhập chứng từ kế toán vào phần mềm.

– Lấy sổ kế toán, báo cáo kế toán tài chính trên phần mềm

– Rèn luyện cho người học lòng yêu nghề, có ý thức tổ chức kỷ luật để thực hiện tốt các nhiệm vụ của nghề kế toán

– Khả năng làm việc độc lập, tổ chức làm việc theo nhóm hiệu quả

4.3. Các kỹ năng cần thiết khác: Có kỹ năng giao tiếp, có tác phong công nghiệp đáp ứng được yêu cầu về chuyên môn của xã hội.

4.4. Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Người học làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm, giải quyết công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi.

– Chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm.

– Đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của cá nhân.

– Tuân thủ đúng các quy định về kế toán, các quy định của pháp luật liên quan đến lĩnh vực kế toán.

– Thận trọng, tỉ mỉ, tự chịu trách nhiệm với kết quả công việc của cá nhân và của nhóm.

4.5. Vị trí việc làm: Sau khi học xong, người học có được các kiến thức và kỹ năng cần thiết để đảm đương được các vị trí:

– Sau khi học xong người học có khả năng làm việc về kế toán tổng hợp tại các doanh nghiệp

– Có khả năng tiếp tục học lên trình độ cao hơn.

  1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu:

5.1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu

– Thời gian đào tạo: 03 tháng.

– Thời gian thực học tối thiểu: 12 tuần

– Thời gian ôn, kiểm tra kết thúc khóa học: 01 tuần

5.2. Phân bố thời gian thực học tối thiểu:

– Thời gian học các môn học/mô đun đào tạo nghề: 360 giờ

+ Thời gian học lý thuyết: 56 giờ

+ Thời gian học thực hành: 284 giờ

+ Thời gian kiểm tra: 20 giờ

TRƯỜNG CAO ĐẲNG PHƯƠNG ĐÔNG

📘 Địa chỉ: 03 Hùng Vương, TP Tam Kỳ, Quảng Nam
☎ Điện thoại: 0968.433.633 – 0913.247.365
🔰 Website: https://cpd.edu.vn
🔰 Facebook: https://fb.com/phuongdongquangnam
🔰 Email: tuyensinh@cpd.edu.vn

Học Sinh Tốt Nghiệp THCS Đi Học Trung Cấp Được Miễn Giảm Học Phí Tới 100%

Việc miễn giảm học phí này tuân theo Nghị định 81/2021/NĐ-CP về cơ chế thu, quản lý học sinh và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ học phí học tập do Chính phủ ban hành và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 15/10/2021.

Nghị định 81/2021/NĐ-CP do Chính phủ ban hành quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo. Xem toàn bộ nghị định 81 tại đây!

Nội dung của Nghị định 81/2021/NĐ-CP rất dài nên Trường Cao đẳng Phương Đông tóm tắt lại các nội dung liên quan tới hệ Trung cấp để các bạn học sinh lớp 9 và các bậc phụ huynh tiện nắm bắt.

TÓM TẮT: NGHỊ ĐỊNH 81/2021/NĐ-CP VỀ HỌC PHÍ & CHẾ ĐỘ MIỄN GIẢM

Nghị định 81/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/10/2021 – áp dụng từ năm học 2021-2022 (Trích nội dung dành cho học sinh, sinh viên của các Cơ sở Giáo dục nghề nghiệp tư thục)

  • Đối tượng được miễn học phí: quy định tại khoản 17 Điều 15 (trang 20)
  • Người tốt nghiệp THCS học tiếp lên trình độ trung cấp.

Hồ sơ thủ tục: quy định tại Điều 19

A/ Hồ sơ (khoản 1 điều 19 – trang 21)

  1. Đơn xin miễn giảm (theo mẫu quy định Phụ lục VII)
  2. Bản sao công chứng Bằng tốt nghiệp THCS/ Giấy CNTN THCS
  3. Bản sao công chứng Căn cước công dân

B/ Trình tự thực hiện (khoản 2 điều 19 – trang 23)

* Trong vòng 45 ngày làm việc kể từ ngày khai giảng (nhập học), HSSV phải nộp Hồ sơ (như mục A) cho Nhà trường.

Trách nhiệm xét và thẩm định hồ sơ: quy định tại khoản 3d điều 19 – trang 24.

Trong vòng 10 ngày, kể từ ngày kết thúc thời hạn tiếp nhận hồ sơ của HSSV, Nhà trường có trách nhiệm:

  • Cấp Giấy xác nhận cho HSSV (theo mẫu Phụ lục VIII)
  • Lập danh sách HSSV được miễn giảm gửi về Phòng Lao động – Thương Binh và Xã hội nơi người học đăng ký thường trú.

Cơ chế miễn giảm: quy định tại điều 20

Nhà nước cấp trực tiếp tiền miễn, giảm học phí cho đối tượng thuộc diện miễn, giảm của các cơ sở GDNN tư thục theo mức học phí quy định đối trong các cơ sở GDNN (Giáo dục nghề nghiệp) chưa tự đảm bảo chi ứng với từng nhóm ngành, chuyên ngành quy định tại điều 10. (trích khoản 3 điều 20 – trang 25).

  • Không miễn giảm cho HSSV đã hưởng chế độ này ở 1 cơ sở giáo dục khác ở cùng cấp học và trình độ đào tạo, hoặc cùng cơ sở giáo dục nhưng ngành khác/ khoa khác. (trích khoản 6 điều 20 – trang 26)
  • Không miễn giảm cho HSSV bị kỷ luật ngừng học, thôi học, lưu ban, học lại, học bổ sung. (trích khoản 8 điều 20 – trang 26)

Kinh phí miễn, giảm cho HSSV là 10 tháng/1 năm, chi trả vào 2 lần vào đầu kỳ của năm học. (trích khoản 9 điều 20 – trang 26)

Phương thức chi trả: quy định tại khoản 1c điều 22

Phòng Lao động – Thương binh & Xã hội chịu trách nhiệm chi trả kinh phí miễn, giảm học phí cho cha mẹ, hoặc HSSV học tại các cơ sở GDNN tư thục.

Hướng dẫn thủ tục cấp bù tiền học phí của nhà nước dành cho sinh viên trung cấp 9+

Để được cấp bù học phí, sinh viên thực hiện các bước như sau:

Bước 1: Hoàn thành đủ học phí từng học kỳ và nhận biên lai tại Phòng Hành chính – Tổng hợp.

Bước 2: Nộp biên lai và điền phiếu thông tin (Họ tên, ngày sinh, nơi sinh, mã lớp, tên PH, địa chỉ thường trú) tại Phòng Đào tạo & Quản lý HSSV.

Bước 3: Phòng Đào tạo & Quản lý HSSV nhận và xử lý đơn của sinh viên trong 3-4 ngày làm việc.

Bước 4: Sinh viên nhận lại đơn đã có chữ ký và dấu mộc tại Phòng Đào tạo & Quản lý HSSV.

Bước 5: Sinh viên nộp các giấy tờ sau tại Phòng Lao động – Thương binh & Xã hội tại nơi thường trú:

  • Đơn xác nhận từ Phòng Đào Tạo
  • CCCD/Giấy khai sinh (photo công chứng)
  • Sổ hộ khẩu (photo công chứng)
  • Bằng tốt nghiệp THCS (photo công chứng)

Phòng Lao động – Thương binh & Xã hội sẽ chịu trách nhiệm chi trả mức học phí hỗ trợ cho sinh viên.

Như vậy, sau khi đã hiểu rõ thủ tục cấp bù tiền học phí cho sinh viên hệ Trung cấp 9+ tại Cao Đẳng Phương Đông, sinh viên cần hoàn thành học phí và chuẩn bị đủ các hồ sơ để nhanh chóng thực hiện quy trình nhận trợ cấp học phí.

TRƯỜNG CAO ĐẲNG PHƯƠNG ĐÔNG

📘 Địa chỉ: 03 Hùng Vương, TP Tam Kỳ, Quảng Nam
☎ Điện thoại: 0968.433.633 – 0913.247.365
🔰 Website: https://cpd.edu.vn
🔰 Facebook: https://fb.com/cpd.edu.vn
🔰 Email: tuyensinh@cpd.edu.vn

Miễn giảm học phí cho học sinh THCS học nghề

Văn thư hành chính

Văn thư hành chính là bộ phận không thể thiếu trong các cơ quan quản lý nhà nước hay doanh nghiệp. Học Trung cấp Văm thư hành chính là con đường được nhiều người lựa chọn khi quyết định làm công việc này.

Ngành Văn thư hành chính bao gồm những công việc hàng ngày như quản lý công tác lễ tân, đưa đón và tiếp khách cho công ty; sắp xếp lịch làm việc, lịch họp; mua sắm trang thiết bị, văn phòng phẩm… Bên cạnh đó, nhân viên hành chính văn phòng còn phụ trách đối ngoại cho công ty; chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra các đơn vị trực thuộc công ty trong phạm vi quyền hạn, nhiệm vụ của mình.

Sự năng động và sáng tạo; tính chuyên nghiệp; thành thục kĩ năng hành chính là yêu cầu thiết yếu với vị trí công việc thường xuyên giao tiếp với đối tác. Không những thế, hiện nay, người làm ở bộ phận Hành chính văn phòng phải có tư duy, phương pháp tổ chức và năng lực quản lý. Ngoài ra, cần phải tiếp cận với công nghệ và có khả năng thích ứng nhanh với hoàn cảnh thì mới có thể hoàn thành tốt công việc.

Các vị trí công việc có thể xin việc sau khi Tốt nghiệp ra trường:

• Quản trị văn phòng: thư ký văn phòng, hành chính, quản lý hồ sơ, nhân viên đánh máy, biên soạn hồ sơ, nhân viên lễ tân, điện thoại viên.

• Bộ phận văn phòng của các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức xã hội và doanh nghiệp.

• Thư kí văn phòng, là trợ lí hành chính cho các cấp lãnh đạo và quản lí.

• Phụ trách, quản lí công tác văn thư – lưu trữ trong các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp.

Văn thư hành chính

Tên ngành: Văn thư hành chính

Mã ngành, nghề: 5320301

Trình độ đào tạo: Trung cấp

Hình thức đào tạo: Chính quy

Đối tượng tuyển sinh: Người học đã tốt nghiệp trung học cơ sở và tương đương trở lên.

Thời gian đào tạo: 18 tháng

  1. Mục tiêu đào tạo

1.1. Mục tiêu chung:

Có khả năng thực hiện tốt các nhiệm vụ chuyên môn Quản trị văn phòng; Nghiệp vụ thư ký; Văn thư – Lưu trữ theo vị trí công việc, có phương pháp đánh giá kết quả công việc chuyên môn một cách độc lập và chính xác.

1.2. Mục tiêu cụ thể:  

1.2.1. Kiến thức:

      + Nêu được khái niệm, các loại văn bản và thể thức văn bản quản lí nhà nước;

      + Trình bày được quy trình nghiệp vụ quản lý văn bản đến, quản lý văn bản đi;

      + Trình bày được các qui định về quản lý và sử dụng con dấu;

      + Nêu được phương pháp lập hồ sơ, nộp lưu hồ sơ, tài liệu vào lưu trữ cơ quan;

      + Nêu được phương pháp lập tập lưu và giao nộp các tập lưu vào lưu trữ cơ quan;

      + Trình bày được kiến thức cơ bản về tin học văn phòng;

      + Vận dụng linh hoạt tin học vào công tác văn thư;

      + Biết về nghiệp vụ lưu trữ

1.2.2. Kỹ năng:

+ Soạn thảo được một số văn bản hành chính (nội dung không phức tạp);

+ Thực hiện tương đối thành thạo các thao tác nghiệp vụ trong quy trình quản lý văn bản đến như: tiếp nhận, kiểm tra, phân loại, bóc bì, đóng dấu đến, ghi số, ngày đến, đăng ký văn bản bằng máy vi tính và bằng sổ, sao văn bản, chuyển giao văn bản đến;

+ Thực hiện tương đối thành thạo các thao tác nghiệp vụ trong quy trình quản lý văn bản đi như: kiểm tra thể thức, hình thức và kỹ thuật trình bày văn bản; đóng dấu, đăng ký văn bản bằng máy vi tính và bằng sổ, làm các thủ tục phát hành văn bản đi;

+ Lập được các tập lưu văn bản;

+ Lập được hồ sơ;

+ Làm được thủ tục và giao nộp hồ sơ vào lưu trữ cơ quan;

+ Sử dụng được một số phần mềm tin học trong công tác văn thư;

+ Kỹ thuật đánh máy văn bản đạt tốc độ 100 đập/phút;

+ Sử dụng được các trang thiết bị chuyên ngành;

+ Viết giấy giới thiệu, đi đường, phong bì, bìa hồ sơ và các thông tin trong sổ đăng ký văn bản đến, đi rõ ràng, chính xác.

1.2.3. Thái độ

.      + Có đạo đức nghề nghiệp, yêu nghề;

+ Có ý thức tổ chức kỷ luật và tác phong công nghiệp, nghiêm túc, trung thực, cần kiệm, tỷ mỷ, chính xác;

+ Tuân thủ các quy định về bảo mật.

1.3. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:

            Sau khi học xong chương trình này người học có cơ hội làm văn thư đánh máy trong văn phòng: các cơ quan Đảng; các cơ quan nhà nước; các tổ chức chính trị – xã hội; các tổ chức xã hội, các tổ chức xã hội – nghề nghiệp, các tổ chức kinh tế;  Đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân từ cấp cơ sở đến cấp huyện. Có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn.

Ngành văn thư hành chính

Mô tả nội dung các học phần

  1. Giáo dục Quốc phòng-An ninh

Học phần này cung cấp những kiến thức cơ bản về công tác Quốc phòng – An ninh. Nội dung bao gồm: quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước về công tác Giáo dục Quốc phòng – An ninh; chính trị quân sự lực lượng dân quân tự vệ; kỹ thuật và chiến thuật quân sự; kỹ thuật sử dụng vũ khí thông thường.

Sau khi học xong học phần này, người học có thể trình bày được những nội dung cơ bản về công tác Quốc phòng – An ninh, về cấu tạo, nguyên lý và sử dụng được một số vũ khí bộ binh thông thường, thành thạo điều lệnh đội ngũ, biết vận dụng kiến thức đã học để rèn luyện nếp sống ngăn nắp, tác phong nhanh nhẹn, hoạt bát, kỷ luật và ý thức được trách nhiệm của bản thân cùng toàn Đảng toàn dân trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc, sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ được giao.

Điều kiện tiên quyết: Không

  1. Giáo dục chính trị

Học phần này cung cấp cho người học những nội dung cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng về tự nhiên, xã hội, con người, những nội dung cơ bản về Đảng Cộng sản Việt Nam và đường lối chính sách của Đảng trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và tư tưởng Hồ Chí Minh.

Sau khi học xong học phần này, người học có thể trình bày được những vấn đề cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin về tự nhiên, xã hội, con người, về Đảng Cộng sản Việt Nam và tư tưởng Hồ Chí Minh, từ đó có cái nhìn khoa học, khách quan đối với các vấn đề tự nhiên, xã hội, con người, biết phân tích, đánh giá các vấn đề chính trị, xã hội, biết sống hòa nhập với cộng đồng và môi trường. Tin tưởng vào đường lối, chính sách đúng đắn của Đảng, Nhà nước Việt Nam.

Điều kiện tiên quyết: Không

  1. Giáo dục thể chất

Học phần này cung cấp cho người học kiến thức cơ bản về Giáo dục thể chất.

Nội dung bao gồm: ý nghĩa, tác dụng của thể dục thể thao đối với sự phát triển của cơ thể, bài thể dục buổi sáng, chạy bền, chạy cự li ngắn, nhảy cao nằm nghiêng. Ngoài ra chương trình có thể còn được bổ sung các nội dung như: Bóng đá, Bóng chuyền, Bóng bàn, Cầu lông, Bơi lội.

Sau khi học xong học phần này, người học có khả năng tự rèn luyện thân thể, hình thành lối sống lành mạnh, tích cực tham gia các hoạt động thể dục, thể thao tại cơ sở.

Điều kiện tiên quyết: Không

  1. Tin học

Học phần này cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về tin học đại cương. Nội dung bao gồm các vấn đề căn bản về công nghệ thông tin và truyền thông, sử dụng máy tính và quản lý tệp với Windows, soạn thảo văn bản, bảng tính điện tử, trình diễn điện tử – PowerPoint và Internet.

Sau khi học xong học phần này, người học sử dụng được máy tính để soạn thảo văn bản, trình diễn báo cáo, sử dụng bảng máy tính để tính toán thống kê, sử dụng và khai thác được một số dịch vụ của Internet, đồng thời rèn luyện phong cách suy nghĩ và làm việc phù hợp với thời đại tin học hoá, ham hiểu biết, tìm tòi, sáng tạo, chủ động trong suy nghĩ và hành động.

Điều kiện tiên quyết: Không

  1. Pháp luật

Học phần này cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về Nhà nước và Pháp luật. Nội dung bao gồm: một số vấn đề về Nhà nước và pháp luật và một số luật cơ bản của Pháp luật Việt Nam.

Sau khi học xong học phần này, người học có thể giải thích được những vấn đề cơ bản về Nhà nước và pháp luật và một số luật cơ bản của Pháp luật Việt Nam, vận dụng được kiến thức đã học để xử lý các vấn đề liên quan đến pháp luật tại nơi làm việc và trong cộng đồng dân cư, hình thành ý thức tôn trọng pháp luật, rèn luyện tác phong sống và làm việc theo pháp luật; biết lựa chọn hành vi và khẳng định sự tự chủ của mình trong các quan hệ xã hội, trong lao động, trong cuộc sống hàng ngày.

Điều kiện tiên quyết: Không

  1. Ngoại ngữ

Học phần này cung cấp cho người học những kiến thức, kỹ năng cơ bản trong việc sử dụng ngoại ngữ. Nội dung bao gồm những vấn đề căn bản về ngôn ngữ, cấu trúc ngữ pháp, từ vựng, các tình huống giao tiếp đơn giản, phổ thông và các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết.

Sau khi học xong học phần này, người học có thể trình bày được cấu trúc ngữ pháp cơ bản, có khả năng giao tiếp được bằng ngoại ngữ với trình độ căn bản về nghe, nói, đọc, viết và có thể đọc hiểu tài liệu, trao đổi và sưu tầm thông tin phục vụ học tập, nghiên cứu bằng ngoại ngữ được học với sự trợ giúp của Từ điển làm nền tảng để tiếp cận khoa học kỹ thuật, học tập và nghiên cứu các vấn đề chuyên môn, tạo cơ hội cho người học nâng cao kiến thức và ý thức về những khác biệt văn hoá liên quan đến việc sử dụng ngoại ngữ hợp tác trong lao động và giao tiếp.

Điều kiện tiên quyết: Không

  1. Kỹ năng giao tiếp

Học phần này cung cấp cho người học những khái quát chung về giao tiếp và kỹ năng giao tiếp, một số kỹ năng giao tiếp cơ bản như kỹ năng làm quen, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng nói trước đám đông, kỹ năng giải quyết xung đột và kỹ năng khắc phục khó khăn trong giao tiếp, đồng thời học phần này cũng đề cập tới việc vận dụng kỹ năng giao tiếp trong tìm kiếm việc làm và tại nơi làm việc.

Sau khi học xong học phần này, người học có khả năng định nghĩa được khái niệm giao tiếp và kỹ năng giao tiếp; xác định được vai trò của giao tiếp, các hình thức và phương tiện giao tiếp; nêu được các nguyên tắc giao tiếp và ý nghĩa của các nguyên tắc đó trong giao tiếp; phân loại được các kỹ năng giao tiếp; trình bày và thực hiện được một số kỹ năng giao tiếp trong cuộc sống như kỹ năng làm quen, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng nói trước đám đông, kỹ năng giải quyết xung đột và kỹ năng khắc phục khó khăn trong giao tiếp; xác định và vận dụng được các kỹ năng giao tiếp cơ bản trong gia đình, nhà trường, xã hội, trong tìm kiếm việc làm và tại nơi làm việc.

Điều kiện tiên quyết: Không

  1. Khởi tạo doanh nghiệp

Học phần này trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về doanh nghiệp, sản phẩm và thị trường của doanh nghiệp; kinh doanh và định hướng ngành nghề kinh doanh; các bước lập kế hoạch kinh doanh và thực thi kế hoạch kinh doanh.

Sau khi học xong học phần này, người học trình bày được những khái niệm cơ bản về doanh nghiệp và kinh doanh, có khả năng lập kế hoạch kinh doanh và xây dựng kế hoạch hành động để khởi sự kinh doanh trong một lĩnh vực của nền kinh tế.

Điều kiện tiên quyết: Không

  1. Giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Học phần này cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản nhất về năng lượng và tình hình sử dụng năng lượng, nhiên liệu, tài nguyên thiên nhiên hiện nay; các chính sách về sử dụng năng lượng của nước ta cũng như của một số quốc gia trên thế giới.

Sau khi học xong học phần này, người học hiểu và giải thích được các khái niệm, thuật ngữ cơ bản về năng lượng và vấn đề sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả, các dạng năng lượng mới; các chính sách sử dụng năng lượng của nước ta cũng như một số quốc gia trên thế giới, quá trình sản xuất, truyền tải, cung cấp, phân phối và sử dụng điện năng. Đồng thời, giúp người học hình thành được ý thức, thái độ sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, tuyên truyền, giáo dục cho những người xung quanh ý thức sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, an toàn.

Điều kiện tiên quyết: Không

  1. Tiếng Việt thực hành

Học phần này cung cấp những kiến thức cơ bản về các đặc điểm của tiếng Việt; khái niệm về ngữ âm và các chức năng của các yếu tố trong âm tiết tiếng Việt. Các kiến thức và kỹ năng cơ bản về cách dùng dấu câu và viết đúng chính tả; sử dụng từ ngữ tiếng việt đúng ngữ cảnh; sử dụng các quy tắc ngữ pháp vào viết đúng câu; kỹ năng tạo lập văn bản, dùng từ và đặt câu.

Sau khi học xong học phần này, người học sửa được các lỗi thông thường trong các văn bản về chính tả, ngôn từ, câu văn, trình bày, bố cục.

Điều kiện tiên quyết: Không

  1. Văn bản quản lý nhà nước

Học phần này cung cấp những kiến thức cơ bản về văn bản quản lý nhà nước: Khái niệm, chức năng, phân loại văn bản quản lý nhà nước; thể thức văn bản quản lý nhà nước; thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật; tiêu chuẩn hóa văn bản.

Sau khi học xong học phần này, người học hiểu được khái niệm, chức năng của văn bản quản lý nhà nước; các loại văn bản quản lý nhà nước; các quy định hiện hành về thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản.

Điều kiện tiên quyết: Thực hiện sau khi học các học phần Tiếng Việt thực hành, Tổ chức cơ quan nhà nước.

  1. Tâm lý học đại cương

Học phần này cung cấp những kiến thức chung của tâm lý học; cơ sở tự nhiên và cơ sở xã hội của tâm lý con người; sự hình thành và phát triển của tâm lý, ý thức; hoạt động nhận thức, trí nhớ, ngôn ngữ, nhân cách.

Sau khi học xong học phần này, người học trình bày được những khái niệm cơ bản về tâm lý con người, cơ sở tự nhiên và xã hội của tâm lý con người, vai trò của hoạt động giao tiếp đối với sự phát triển nhân cách; đặc điểm, vai trò của các quá trình nhận thức; quy luật và vai trò của tình cảm; các phẩm chất, thuộc tính tâm lý của nhân cách. giải thích và biết cách hành xử phù hợp với các quy luật, bản chất của tâm lý.

Điều kiện tiên quyết: Không

  1. Văn hóa công sở

Học phần này cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về văn hóa, môi trường văn hóa tại công sở, các biện pháp xây dựng môi trường văn hóa công sở và các biện pháp cụ thể để ứng xử một cách có văn hóa trong công việc sau này.

Sau khi học xong học phần này, người học trình bày được những kiến thức chung về văn hóa công sở.

Điều kiện tiên quyết: Thực hiện sau khi học học phần Tâm lý học đại cương.

  1. Luật hành chính

Học phần này cung cấp các kiến cơ bản về pháp luật hành chính; các quan hệ pháp luật hành chính; phương pháp điều chỉnh pháp luật hành chính; trách nhiệm của cá nhân và tổ chức cũng như các thủ tục cần thiết để đảm bảo thực thi pháp luật hành chính

Sau khi học xong học phần này, người học trình bày được các khái niệm cơ bản về pháp luật hành chính nhà nước, chủ thể của pháp luật hành chính, một số vấn đề cơ bản về cưỡng chế hành chính và trách nhiệm hành chính và có thể vận dụng trong quá trình làm việc, đảm bảo thực thi nghiêm chỉnh pháp luật hành chính.

Điều kiện tiên quyết: Thực hiện sau khi học học phần Pháp luật.

  1. Tin học văn phòng

Học phần này cung cấp những kiến thức, kỹ năng cơ bản về Microsoft word; Microsoft Excel, Power Point; giúp người học nhập và khai thác dữ liệu trên các phần mềm chuyên dụng.

Sau khi học xong học phần này, người học thực hiện được những kỹ năng soạn thảo văn bản; in ấn; nhập và khai thác trên các phần mềm chuyên dụng; khai thác Internet; gửi và nhận thư điện tử (email).

Điều kiện tiên quyết: Thực hiện sau khi học học phần Tin học, Nghiệp vụ văn thư 2.

  1. Quản trị văn phòng

Học phần này cung cấp những kiến thức tổng quan về văn phòng, văn phòng hiện đại, quản trị văn phòng; tổ chức và hoạt động của một số văn phòng.

Sau khi học xong học phần này, người học hiểu rõ hơn về cơ cấu tổ chức của văn phòng và chức năng, nhiệm vụ của văn phòng, văn phòng hiện đại; tổ chức thực hiện công việc trong văn phòng một cách khoa học, quản lý được các tài sản trong văn phòng.

Điều kiện tiên quyết: Thực hiện sau khi học học phần Tổ chức cơ quan nhà nước.

  1. Tổ chức cơ quan nhà nước

Học phần này cung cấp những vấn đề cơ bản về tổ chức các cơ quan nhà nước Việt Nam: Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của bộ máy nhà nước; chức năng, nhiệm vụ, nguyên tắc hoạt động, mối quan hệ giữa các cơ quan trong bộ máy nhà nước.

Sau khi học xong học phần này, người học hiểu được các khái niệm, cơ cấu tổ chức của bộ máy nhà nước Việt Nam và nhiệm vụ của từng cơ quan trong bộ máy đó.

Điều kiện tiên quyết: Không

  1. Nghiệp vụ thư ký

Học phần này cung cấp cho người học những kiến thức, kỹ năng cơ bản về các nghiệp vụ của thư ký: Tiếp – đãi khách; thu thập, cung cấp thông tin cho lãnh đạo, tổ chức liên lạc cho lãnh đạo; xây dựng và quản lý chương trình, kế hoạch công tác; tổ chức hội nghị; tổ chức phòng làm việc; tổ chức các chuyến đi công tác cho lãnh đạo.

Sau khi học xong học phần này, người học hiểu và thực hiện được một số nghiệp vụ cơ bản của thư ký tại cơ quan, tổ chức.

Điều kiện tiên quyết: Thực hiện sau khi học các học phần Nghiệp vụ văn thư 2, Kỹ năng giao tiếp.

  1. Nghiệp vụ văn thư 1

Học phần này cung cấp cho người học những kiến thức tổng quan về công tác văn thư như: Khái niệm, yêu cầu, nội dung của công tác văn thư; trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ công tác văn thư trong cơ quan; những kiến thức và kỹ năng về quy trình nghiệp vụ công tác văn thư trong cơ quan, tổ chức; quy trình quản lý văn bản đi; quản lý và sử dụng con dấu.

Sau khi học xong học phần này, người học hiểu được các khái niệm, yêu cầu và nội dung của công tác văn thư; thực hiện được các bước trong quy trình quản lý văn bản đi; quản lý và sử dụng con dấu.

Điều kiện tiên quyết: Thực hiện sau khi học học phần Kỹ thuật soạn thảo văn bản.

  1. Nghiệp vụ văn thư 2

Học phần này cung cấp cho người học những kiến thức, kỹ năng về quy trình quản lý và giải quyết văn bản đến; phương pháp lập hồ sơ và giao nộp hồ sơ vào lưu trữ hiện hành; tổ chức lao động khoa học trong công tác văn thư.

Sau khi học xong học phần này, người học thực hiện được các bước trong quy trình quản lý và giải quyết văn bản đến; lập hồ sơ và giao nộp hồ sơ cho lưu trữ hiện hành; lựa chọn phương pháp tổ chức lao động khoa học trong công tác văn thư.

Điều kiện tiên quyết: Thực hiện sau khi học học phần Nghiệp vụ văn thư 1.

  1. Nghiệp vụ lưu trữ 1

Học phần này cung cấp cho người học những kiến thức tổng quát về tài liệu lưu trữ và công tác lưu trữ; một số nghiệp vụ cơ bản của công tác lưu trữ như: Xác định giá trị tài liệu lưu trữ; thu thập và bổ sung tài liệu; phân loại, chỉnh lý tài liệu lưu trữ.

Sau khi học xong học phần này, người học thực hiện được việc xác định giá trị tài liệu lưu trữ; thu thập và bổ sung tài liệu; phân loại, chỉnh lý tài liệu lưu trữ.

Điều kiện tiên quyết: Thực hiện sau khi học học phần Nghiệp vụ văn thư 2.

  1. Nghiệp vụ lưu trữ 2

Học phần này cung cấp những kiến thức cơ bản về nghiệp vụ thống kê tài liệu lưu trữ; xây dựng công cụ tra cứu; bảo quản an toàn tài liệu; tổ chức khai thác và sử dụng tài liệu lưu trữ.

Sau khi học xong học phần này, người học thực hiện được việc thống kê tài liệu lưu trữ; xây dựng công cụ tra cứu; bảo quản an toàn tài liệu; tổ chức khai thác và sử dụng tài liệu lưu trữ.

Điều kiện tiên quyết: Thực hiện sau khi học học phần Nghiệp vụ lưu trữ 1.

  1. Sử dụng trang thiết bị văn phòng

Học phần này cung cấp các kiến thức tổng quan về trang thiết bị văn phòng; kiến thức và kỹ năng sử dụng các trang thiết bị truyền thống và trang thiết bị chuyên dụng; sử dụng các trang thiết bị bảo quản tài liệu và các đồ dùng trong văn phòng.

Sau khi học xong học phần này, người học có khả năng sử dụng an toàn, thành thạo và có hiệu quả các trang thiết bị văn phòng đặc biệt là các thiết bị chuyên dụng nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

Điều kiện tiên quyết: Thực hiện sau khi học các học phần Quản trị văn phòng, Nghiệp vụ văn thư 1, Nghiệp vụ văn thư 2.

  1. Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác văn thư

Học phần này cung cấp những kiến thức, kỹ năng cơ bản trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác văn thư – lưu trữ; sử dụng một số phần mềm chuyên dụng trong công tác hành chính, văn thư, lưu trữ.

Sau khi học xong học phần này, người học có thể sử dụng được một số phần mềm chuyên dụng trong việc quản lý văn bản đi – đến; lựa chọn thông tin, xử lý tin, quản lý và tra tìm tài liệu lưu trữ.

Điều kiện tiên quyết: Thực hiện sau khi học các học phần Nghiệp vụ văn thư 1, Nghiệp vụ văn thư 2, Nghiệp vụ lưu trữ 1, Nghiệp vụ lưu trữ 2.

  1. Kỹ thuật soạn thảo văn bản

Học phần này cung cấp những kiến thức, kỹ năng về soạn thảo văn bản: Quyết định (cá biệt), công văn, báo cáo, giấy mời, biên bản, giấy đi đường, phiếu gửi.

Sau khi học xong học phần này, người học soạn thảo được các loại văn bản quản lý thông thường trên.

Điều kiện tiên quyết: Thực hiện sau khi học các học phần Văn bản quản lý nhà nước, Tiếng việt thực hành.

  1. Nhập môn khoa học Thư viện thông tin

Học phần này cung cấp cho người học có cái nhìn tổng quát về thư viện và các cơ quan thông tin, cách sử dụng hệ thống công cụ tra cứu: Mục lục, các tài liệu tra cứu và các thư viện để tìm thông tin; xây dựng được các danh mục tài liệu tham khảo phục vụ học tập và nghiên cứu khoa học; lựa chọn phương pháp đọc tài liệu có hiệu quả.

Sau khi học xong học phần này, người học có thể tự thu thập thông tin, xử lý và cung cấp thông tin cho lãnh đạo, quản lý và làm được một số nghiệp vụ cơ bản của thư viện.

Điều kiện tiên quyết: Không

  1. Quản lý nhà nước

Học phần này cung cấp những kiến thức cơ bản về nhà nước: Khái niệm, chức năng, nguyên tắc, các hoạt động quản lý nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng của đất nước.

Sau khi học xong học phần này, người học hiểu được các nhiệm vụ chủ yếu của nhà nước khi thực hiện hoạt động quản lý trên từng lĩnh vực.

Điều kiện tiên quyết: Thực hiện sau khi học các học phần Pháp luật, Luật hành chính.

  1. Thủ tục hành chính

Học phần này cung cấp những kiến thức cơ bản về thủ tục hành chính; nguyên tắc xây dựng và thực hiện thủ tục hành chính; thủ tục hành chính trong một số lĩnh vực cụ thể; cải cách thủ tục hành chính ở một số lĩnh vực trong cơ quan hành chính nhà nước.

Sau khi học xong học phần này, người học trình bày được những kiến thức cơ bản về thủ tục hành chính; những quy định hiện hành của nhà nước về cải cách thủ tục hành chính ở một số lĩnh vực trong cơ quan hành chính nhà nước và thủ tục hành chính trong một số lĩnh vực.

Điều kiện tiên quyết: Thực hiện sau khi học học phần Luật hành chính.

  1. Tâm lý học quản lý

Học phần này cung cấp những kiến thức cơ bản của tâm lý học quản lý: Đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu; đặc điểm, cấu trúc của hoạt động quản lý; những đặc điểm tâm lý cơ bản của đối tượng quản lý và người lãnh đạo; giao tiếp trong hoạt động quản lý.

Sau khi học xong học phần này, người học trình bày được những khái niệm cơ bản của tâm lý học quản lý; các đặc điểm tâm lý, nhân cách của người quản lý và đối tượng quản lý; biết ứng xử, xử lý các tính huống thường xảy ra trong hoạt động của cơ quan, tổ chức.

Điều kiện tiên quyết: Thực hiện sau khi học học phần Tâm lý học đại cương.

  1. Kỹ thuật đánh máy vi tính

Học phần này cung cấp những kiến thức, kỹ năng cơ bản để người học có khả năng đánh máy nhanh và trình bày các loại văn bản bằng tiếng Việt, tiếng Anh theo đúng quy định.

Sau khi học xong học phần này, người học có khả năng đánh máy vi tính bằng phương pháp mười ngón tay; trình bày các loại hình văn bản theo đúng qui định hiện hành.

Điều kiện tiên quyết: Thực hiện sau khi học các học phần Kỹ thuật soạn thảo Văn bản, Tin học, Tin học văn phòng.

  1. Công tác văn thư, lưu trữ trong cơ quan Đảng và các tổ chức chính trị – xã hội

Học phần này cung cấp những kiến thức cơ bản về nội dung công tác văn thư, lưu trữ ở cơ quan Đảng và các tổ chức chính trị – xã hội: Hệ thống tổ chức của Đảng Cộng sản Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội; hệ thống văn bản và thẩm quyền ban hành văn bản, thể thức văn bản của các tổ chức này; tổ chức quản lý văn bản, lập hồ sơ và một số quy trình nghiệp vụ công tác lưu trữ tài liệu của cơ quan Đảng, các tổ chức chính trị – xã hội.

Sau khi học xong học phần này, người học trình bày được những kiến thức cơ bản về hệ thống tổ chức Đảng, các tổ chức chính trị – xã hội; các khâu nghiệp vụ cơ bản của công tác văn thư, lưu trữ trong các tổ chức Đảng, chính trị – xã hội.

Điều kiện tiên quyết: Thực hiện sau khi học các học phần Nghiệp vụ văn thư 2, Nghiệp vụ lưu trữ 2.

  1. Công tác văn thư, lưu trữ tại UBND cấp xã (xã, phường, thị trấn)

Học phần này cung cấp những kiến thức cơ bản về hệ thống văn bản ở cấp xã; tổ chức, quản lý, giải quyết văn bản đi, đến; lập hồ sơ hiện hành; các nghiệp vụ của công tác văn thư, lưu trữ ở UBND cấp xã.

Sau khi học xong học phần này, người học trình bày được những kiến thức cơ bản về nghiệp vụ văn thư lưu trữ ở cấp xã.

Điều kiện tiên quyết: Thực hiện sau khi học các học phần Nghiệp vụ văn thư 2, Nghiệp vụ lưu trữ 2.

  1. Công tác văn thư, lưu trữ trong doanh nghiệp

Học phần này cung cấp những kiến thức cơ bản về đặc điểm tổ chức và hoạt động các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam; tổ chức và quản lý công tác văn thư, lưu trữ trong các doanh nghiệp: tổ chức soạn thảo, ban hành văn bản và quản lý, sử dụng con dấu trong các doanh nghiệp; tổ chức quản lý văn bản, tổ chức lập hồ sơ hiện hành trong các doanh nghiệp; thu thập bổ sung, xác định giá trị, chỉnh lý, bảo quản, tổ chức khai thác và sử dụng tài liệu lưu trữ trong các doanh nghiệp.

Sau khi học xong học phần này, người học trình bày được những khái niệm cơ bản về các loại hình doanh nghiệp và nghiệp vụ công tác văn thư – lưu trữ trong doanh nghiệp.

Điều kiện tiên quyết: Thực hiện sau khi học các học phần Nghiệp vụ văn thư 2, Nghiệp vụ lưu trữ 2.

  1. Thực tập Nghiệp vụ văn thư

Học phần này rèn luyện cho người học những kỹ năng tay nghề về quản lý văn bản đi; quản lý và giải quyết văn bản đến; quản lý và sử dụng con dấu; lập hồ sơ và giao nộp hồ sơ vào lưu trữ hiện hành.

Sau khi thực tập xong học phần này, người học thực hiện thành thạo các thao tác nghiệp vụ trong quy trình quản lý và giải quyết văn bản đi – đến; quản lý và sử dụng con dấu; lập hồ sơ và giao nộp hồ sơ vào lưu trữ hiện hành.

Điều kiện tiên quyết: Thực hiện sau khi học học phần Nghiệp vụ văn thư 2.

  1. Thực tập Nghiệp vụ lưu trữ

Học phần này rèn luyện tay nghề cho người học những kỹ năng cơ bản về công tác lưu trữ như: Xác định giá trị tài liệu; thu thập, bổ sung tài liệu lưu trữ; phân loại, chỉnh lý tài liệu lưu trữ; thống kê tài liệu lưu trữ; xây dựng một số công cụ tra cứu tài liệu lưu trữ tại cơ sở thực tập.

Sau khi thực tập xong học phần này, người học thực hiện được một số khâu nghiệp vụ lưu trữ.

Điều kiện tiên quyết: Thực hiện sau khi học học phần Nghiệp vụ lưu trữ 2.

  1. Thực tập Tin học ứng dụng

Học phần này cung cấp cho người học những kiến thức và rèn luyện kỹ năng về sử dụng các phần mềm chuyên dụng về quản lý, thống kê, tra tìm văn bản, hồ sơ, tài liệu.

Sau khi học xong học phần này, người học có khả năng sử dụng thành thạo một số phần mềm chuyên dụng về quản lý văn bản, thống kê và tra tìm văn bản hồ sơ, tài liệu.

Điều kiện tiên quyết: Thực hiện sau khi học các học phần Tin học ứng dụng, Nghiệp vụ văn thư 2, Nghiệp vụ lưu trữ 2.

  1. Thực tập tốt nghiệp

Học phần này giúp người học hệ thống hoá và vận dụng kiến thức đã học vào thực tế để thực hiện công việc của cán sự văn thư tại các cơ quan, tổ chức.

Kết thúc đợt thực tập, người học phải nộp báo cáo chuyên đề theo yêu cầu của cơ sở đào tạo. Báo cáo chuyên đề phải được đánh giá từ 5 điểm trở lên.

Điều kiện tiên quyết: Thực hiện sau khi đã học các học phần chuyên môn và thực tập nghề nghiệp.

Ngành văn thư hành chính

Dịch vụ pháp lý

Dịch vụ pháp lý là nghề được hiểu đơn giản là hoạt động cung cấp những dịch vụ pháp luật nhằm cung cấp các giải pháp để giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan và nảy sinh từ các hoạt động thực tiễn của mỗi cá nhân, cơ quan, doanh nghiệp…

Dịch vụ pháp lý cung cấp cho người dân gồm nhiều lĩnh vực như: Kinh tế, thương mại, Hôn nhân và gia đình, lĩnh vực tổ tụng hình sự, dân sự, lao động và việc làm, đất đai và tài nguyên…

Dịch vụ pháp lý

Tên ngành, nghề:         Dịch vụ pháp lý

Mã ngành:                            5380201

Trình độ đào tạo:               Trung cấp

Hình thức đào tạo:             Chính quy

Đối tượng tuyển sinh: Người học đã tốt nghiệp trung học cơ sở và tương đương trở lên.

Thời gian đào tạo: 18 tháng

  1. Mục tiêu đào tạo

1.1. Mục tiêu chung:

Dịch vụ pháp lý trình độ trung cấp là ngành, nghề cung cấp dịch vụ, giải pháp pháp luật trong các lĩnh vực: nghiệp vụ văn phòng dịch vụ pháp lý; tư pháp; hộ tịch; chứng thực; phổ biến, giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở; thi hành án dân sự, đáp ứng yêu cầu bậc 4 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Người học xong chương trình trung cấp ngành, nghề Dịch vụ pháp lý có thể làm việc tại các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực tư pháp như: Sở Tư pháp; Phòng Tư pháp; Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã, các tổ chức hành nghề luật sư; các tổ chức hành nghề công chứng; các trung tâm trợ giúp pháp lý; trung tâm tư vấn pháp luật; văn phòng đoàn luật sư; hội luật gia; trung tâm tư vấn hỗ trợ việc làm.

Để hành nghề người lao động phải đáp ứng các yêu cầu về sức khỏe, đủ kiến thức và hiểu biết chuyên môn, có khả năng giao tiếp trong quá trình làm việc, có đạo đức nghề nghiệp, có khả năng tổ chức và thực hiện các nghiệp vụ của ngành, nghề Dịch vụ pháp lý.

1.2. Mục tiêu cụ thể:  

1.2.1. Kiến thức:

– Trình bày được các ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam;

– Phân biệt được các quan hệ pháp luật; các quyền và nghĩa vụ của chủ thể trong các quan hệ pháp luật cơ bản thuộc các lĩnh vực khác nhau;

– Diễn đạt được các yêu cầu của pháp luật đối với các vấn đề cần xử lý, giải quyết trong quá trình thực hiện công việc;

– Trình bày được các bước thực hiện dịch vụ pháp lý cung cấp đến khách hàng;

– Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

1.2.2. Kỹ năng:

– Xây dựng được kế hoạch thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu công việc;

– Sử dụng được kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất trong công việc;

– Phân tích được các nhóm quan hệ pháp luật;

– Tra cứu, cập nhập được các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến yêu cầu công việc;

– Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; ứng dụng công nghệ thông tin trong một số công việc chuyên môn của ngành, nghề;

– Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc của Việt Nam; ứng dụng ngoại ngữ vào một số công việc chuyên môn của ngành, nghề.

1.2.3. Mức độ tự chủ và trách nhiệm

– Tôn trọng pháp luật, trung thực, chính xác, tỉ mỉ, chủ động thực hiện công việc được giao và có tác phong công nghiệp;

– Làm việc độc lập, làm việc theo nhóm giải quyết công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi;

– Đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của các thành viên nhóm;

– Ý thức học tập, rèn luyện và nâng cao trình độ chuyên môn;

– Tuân thủ các quy định đạo đức nghề nghiệp của ngành Tư pháp nói chung và quy định của ngành, nghề Dịch vụ pháp lý nói riêng.

1.3. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:

Sau khi tốt nghiệp, người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:

+ Cán bộ Tư pháp

+ Cán bộ chịu trách nhiệm về pháp lý và pháp chế

+ Nhân viên tư vấn pháp lý

+ Viên chức nhà nước

+ Nhân viên phòng/bộ phận nhân sự

+ Chứng thực;

+ Thừa phát lại.

+ Cơ quan nhà nước: các phòng, ban pháp chế, thanh tra, văn phòng thuộc tất cả các sở, ban, ngành,  các cơ quan hành chính địa phương…

+ Tổ chức xã hội: các tổ chức xã hội, đặc biệt là các tổ chức xã hội – nghề nghiệp có liên quan đến việc cung ứng các dịch vụ pháp lý như Hội Luật gia, Đoàn Luật sư.

+ Tổ chức kinh tế: tất cả các loại hình doanh nghiệp trong và ngoài nước thuộc mọi thành phần kinh tế với trong bộ phận hỗ trợ, cố vấn pháp luật cho các nhà lãnh đạo và quản lý doanh nghiệp.

+ Đơn vị có liên quan trực tiếp đến dịch vụ pháp lý: phòng công chứng, văn phòng luật sư, cán bộ tư pháp, hộ tịch, địa chính, nhà đất, toà án,…

Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp

Học viên theo học nghề Dịch vụ pháp lý cũng có nhiều cơ hội nâng cao trình độ trong tương lai.

Có thể học liên thông để đạt trình độ cao hơn thuộc chuyên ngành đã được đào tạo tại các Trường Đại học Luật uy tín trong khu vực như Đại học Luật Huế, Khoa Luật Đại học Vinh…

Có khả năng tự học tập tích luỹ kinh nghiệm, nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật và có ý thức học tập suốt đời.

1.4. Khả năng học tập, nâng cao trình độ

– Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Dịch vụ pháp lý trình độ trung cấp có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn.

– Người học sau khi tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhập những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành, nghề hoặc trong nhóm ngành nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp.

Dịch vụ pháp lý mua bán bất động sản

Nội Dung Chương Trình Học Trung Cấp Pháp Lý:

Bên cạnh kiến thức chuyên môn, chương trình học trung cấp ngành Pháp lý còn trang bị cho sinh viên các kỹ năng cần thiết. Để người học có thể làm tốt các công tác chuyên môn nghề nghiệp của mình trong tương lai như: Kỹ năng thuyết phục; Kỹ năng thuyết trình; Bản lĩnh vững vàng; Sự chủ động; Tính sáng tạo trong mỗi tình huống của công việc… Dưới đây là một số môn học tiêu biểu của ngành:

  • Luật Hiến pháp
  • Luật Hành chính
  • Luật Hình sự
  • Luật Tố tụng Hình sự
  • Luật kinh tế
  • Luật Hôn nhân – Gia đình
  • Quản lý hộ tịch
  • Luật Lao động
  • Luật Dân sư
  • Luật Tố tụng Dân sự
  • Luật Đất đai
  • Luật Thương mại
  • Luật Tài chính ngân hàng
Dịch vụ pháp lý

Nghiệp vụ lễ tân

Mỗi vị trí trong ngành Nhà hàng – Khách sạn đều hoạt động theo quy trình được quy định trong nghiệp vụ từng bộ phận tương ứng, trong đó có nghiệp vụ lễ tân.

Nghiệp vụ lễ tân bao gồm những kỹ năng và kiến thức cơ bản yêu cầu nhân viên lễ tân phải nắm, hiểu và thực hành thành thạo nhằm mang đến sự hài lòng cho khách hàng và doanh thu cho khách sạn. Nghiệp vụ Lễ tân chuẩn quyết định đến 90% sự thành công trong phục vụ khách hàng.

Nghiệp vụ lễ tân

Tên ngành, nghề: Nghiệp vụ lễ tân

Mã ngành, nghề:  5810205

Trình độ đào tạo: Trung cấp

Hình thức đào tạo: Chính quy

Đối tượng tuyển sinh: Người học đã tốt nghiệp trung học cơ sở và tương đương trở lên.

Thời gian đào tạo: 18 tháng 

  1. 1. Mục tiêu đào tạo

1.1. Mục tiêu chung:

Sau khi tốt nghiệp, người học có khả năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm tại bộ phận lễ tân; có thể đảm đương được các vị trí nhân viên nghiệp vụ lễ tân. Đồng thời, giúp người lao động định hướng phấn đấu nâng cao trình độ về kiến thức và kỹ năng của bản thân thông qua việc học tập hoặc tích luỹ kinh nghiệm trong quá trình làm việc để có cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp.

Nghiệp vụ lễ tân

1.2 Mục tiêu cụ thể:

1.2.1.Kiến thức

+ Trình bày được vai trò, vị trí, nhiệm vụ của từng chức danh thuộc bộ phận lễ tân trong khách sạn, cơ cấu tổ chức của bộ phận lễ tân, mối quan hệ giữa bộ phận lễ tân với các bộ phận khác trong khách sạn, yêu cầu đối với nhân viên lễ tân khách sạn, hoạt động của bộ phận lễ tân qua các giai đoạn phục vụ khách;

+ Nêu được các quy định về đồng phục, trang phục và phương pháp trang điểm cá nhân trước khi vào ca làm việc;

+ Liệt kê và mô tả được cách sử dụng các trang thiết bị được trang bị tại bộ phận lễ tân;

+ Trình bày giải thích được những việc cần chuẩn bị trước ca làm việc;

+ Nêu và phân tích được quy trình nhận, bàn giao ca;

+ Trình bày được phương pháp giao tiếp qua điện thoại, trực tiếp, văn bản,…

+ Liệt kê được các phương pháp bán hàng;

+ Trình bày và phân tích được các quy trình nghiệp vụ: đăng ký giữ chỗ, đón tiếp và đăng ký khách, phục vụ khách trong thời gian lưu trú, trả buông và thanh toán cho từng đối tượng khách khác nhau;

+ Trình bày được quy trình thanh toán đối với các hình thức thanh toán khác nhau Nêu được và giải thích được các quy định về an toàn an ninh trong khách sạn.

+ Trình bày và phân tích được các loại báo cáo bán hàng.

Lê tân khách sạn cần bằng cáp gì

1.2.2. Kỹ năng:

+ Thực hiện được các quy định về đồng phục, trang phục và phương pháp trang điểm cá nhân trước khi vào ca làm việc;

+ Kiểm tra và sử dụng được cách sử dụng các trang thiết bị được trang bị tại bộ phận lễ tân;

+ Thực hiện được những việc cần chuẩn bị trước ca làm việc;

+ Thực hiện được quy trình nhận, bàn giao ca;

+ Giao tiếp được với khách trong nước và khách quốc tế;

+ Áp dụng được các phương pháp bán hàng cho những đối tượng khách khác nhau;

+ Thực hiện được các quy trình nghiệp vụ: đăng ký giữ chỗ, đón tiếp và đăng ký khách, phục vụ khách trong thời gian lưu trú, trả buồng và thanh toán;

+ Thực hiện được nghiệp vụ thanh toán;

+ Thực hiện được các quy định về an toàn an ninh trong khách sạn;

+ Lập được các loại báo cáo bán hàng.

– Chính trị, đạo đức:

+ Trình bày được một số kiến thức cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về truyền thống yêu nước của dân tộc, của giai cấp công nhân Việt Nam, vai trò lãnh đạo, đường lối chính sách của Ðảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hoá – hiện đại hóa đất nước;

+ Nắm được một số vấn đề về tham nhũng; nguyên nhân, hậu quả của tham nhũng; ý nghĩa, tầm quan trọng của phòng chống tham nhũng; trách nhiệm của công dân trong việc phòng, chống tham nhũng;

+ Nêu và thực hiện được quyền, nghĩa vụ của người công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; có nhận thức và biết giữ gìn, phát huy truyền thống của giai cấp công nhân; biết kế thừa và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam;

+ Tự giác học tập để nâng cao trình độ, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; vận dụng được những kiến thức đã học để tu dưỡng, rèn luyện trở thành người lao động có lương tâm nghề nghiệp, chủ động, sáng tạo, có ý thức trách nhiệm cao; có lối sống khiêm tốn giản dị, trong sạch lành mạnh, có tác phong công nghiệp.

– Thể chất, quốc phòng:

+ Trình bày và thể  hiện được kiến thức cơ bản và phương pháp tập luyện về thể dục thể thao nhằm bảo vệ và tăng cường sức khỏe, nâng cao thể lực để học tập, lao động trong lĩnh vực nghề nghiệp;

+ Trình bày và thực hiện được kiến thức cơ bản trong chương trình giáo dục quốc phòng – An ninh;

+ Có ý thức tổ chức kỷ luật và tự giác trong thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.

1.2.3. Thái độ:

.      + Có đạo đức nghề nghiệp, yêu nghề;

+ Có ý thức tổ chức kỷ luật và tác phong công nghiệp, nghiêm túc, trung thực, cần kiệm, tỷ mỷ, chính xác;

+ Tuân thủ các quy định về bảo mật.

1.3. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp, người học có được các kiến thức, kỹ năng và thái độ cần thiết để có thể đảm nhiệm các vị trí công việc: Lễ tân khách sạn từ đến 3 sao; Lễ tân văn phòng công ty và các vị trí khác… tùy theo khả năng cá nhân và yêu cầu của công việc

Tùy theo khả năng cá nhân, kinh nghiệm thực tiễn, môi trường công tác và cấp độ, loại hình khách sạn, sinh viên tốt nghiệp có thể đảm đương các vị trí công tác cao hơn như Giám sát viên của bộ phận lễ tân trong khách sạn..

Nghiệp vụ nhà hàng, khách sạn

Nghiệp vụ nhà hàng – khách sạn là kỹ năng và kiến thức cơ bản, cần thiết và cấp bách của mỗi nhân viên thuộc từng cấp bậc, bộ phận phải nắm rõ và thực hiện chuẩn xác nhằm đem đến sự hài lòng cho khách hàng, đồng thời mang lại doanh thu cho nhà hàng – khách sạn.

Nghiệp vụ của nhân viên quyết định đến 90% sự thành công của địa điểm kinh doanh (nhà hàng – khách sạn) trong việc phục vụ khách hàng sử dụng dịch vụ của mình.

Tên ngành, nghề: Nghiệp vụ nhà hàng, khách sạn

Mã ngành, nghề:  5810203

Trình độ đào tạo: Trung cấp

Hình thức đào tạo: Chính quy

Đối tượng tuyển sinh: Người học đã tốt nghiệp trung học cơ sở và tương đương trở lên.

Thời gian đào tạo: 18 tháng 

  1. 1. Mục tiêu đào tạo

1.1. Mục tiêu chung:

Sau khi tốt nghiệp, người học có khả năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm tại nhà hàng khách sạn; có thể đảm đương được các vị trí nhân viên nghiệp vụ nhà hàng khách sạn. Đồng thời, giúp người lao động định hướng phấn đấu nâng cao trình độ về kiến thức và kỹ năng của bản thân thông qua việc học tập hoặc tích luỹ kinh nghiệm trong quá trình làm việc để có cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp.

1.2 Mục tiêu cụ thể:

1.2.1.Kiến thức

– Trình bày được các quy định của pháp luật về an ninh an toàn, các qui định về an toàn vệ sinh thực phẩm đối với kinh doanh khách sạn, nhà hàng.

– Khái quát hóa tổ chức kinh doanh hoạt động của khách sạn nhà hàng, làm rõ mối liên hệ giữa các bộ phận.

– Hệ thống hóa các kiến thức quản trị khách sạn nhà hàng.

– Áp dụng những kiến thức cơ bản về quản trị và kiến thức liên quan đến kinh doanh du lịch để giải quyết các công việc chuyên môn trong quản trị khách sạn, nhà hàng.

– Thiết lập được các quy trình thực hiện công việc trong các lĩnh vực: tiếp tân, phục vụ buồng, phục vụ bàn, bar hợp lí khoa học và đúng tiêu chuẩn qui định.

1.2.2. Kỹ năng:

– Vận hành đúng phương pháp đối với các trang thiết bị, dụng cụ trong nhà hàng, khách sạn.

– Thực hành đúng và thành thạo kỹ năng nghề nghiệp trong việc tổ chức đón tiếp, đưa tiễn, phục vụ khách tại các bộ phận lễ tân, buồng, bar, bàn.

– Tổ chức thực hiện, giám sát, kiểm tra và đánh giá kết quả công việc đạt được tại các bộ phận trong nhà hàng khách sạn.

– Lập kế họach tổ chức kinh doanh hoạt động khách sạn nhà hàng

1.2.3. Thái độ:

–  Có ý thức dân tộc, ý thức bảo vệ an ninh quốc gia. Trung thành với sự nghiệp xây dựng đất nước, có niềm tự hào dân tộc, biết bảo vệ các bí mật quốc gia liên quan đến kinh tế, chính trị.

– Tính trung thực: ngay thẳng với cấp trên, đồng nghiệp và khách. Nêu cao tinh thần trách nhiệm, không chạy theo lợi ích cá nhân, không chiều theo đòi hỏi cá nhân của khách trái với phong tục và pháp luật Việt Nam

– Tính lịch sự, tế nhị: thể hiện tính hiếu khách, phong cách văn minh và ứng xử có văn hóa với mọi người. Giữ gìn và nâng cao truyền thống văn minh, bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam

– Tính hoà đồng, hợp tác với nhiều người, với nhiều bộ phận để thực hiện tốt mục tiêu phục vụ khách.

– Tinh thần phục vụ khách: luôn coi việc làm cho khách hài lòng là niềm vui của mình. Không quá coi trọng lợi nhuận kinh tế trong phục vụ khách.

1.3. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp, người học có được các kiến thức, kỹ năng và thái độ cần thiết để có thể đảm nhiệm các vị trí công việc tại: Các khu du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, nhà hàng, khách sạn, các loại hình cơ sở lưu trú.

Có thể điều hành một cơ sở kinh doanh khách sạn, nhà hàng, lập kế hoạch kinh doanh, tiếp thị du lịch. Có thể học nâng cao trình độ tại các trường cao đẳng đại học có đào tạo ngành quản trị khách sạn – nhà hàng.

Xây dựng dân dụng và công nghiệp

Xây dựng dân dụng và công nghiệp là một ngành kỹ thuật chuyên nghiệp có nhiệm vụ thiết kế, thi công và bảo trì các công trình dân dụng cũng như tự nhiên như cầu, đường, đường hầm, đập, tòa nhà, … Xây dựng dân dụng và công nghiệp là ngành kỹ thuật lâu đời nhất chỉ sau kỹ thuật quân sự, nó được coi là ngành phi quân sự để phân biệt với kỹ thuật xây dựng các công trình quân sự. Theo truyền thống, ngành này thường được chia ra làm các ngành nhỏ như kỹ thuật môi trường, địa kỹ thuật, kỹ thuật kết cấu, kỹ thuật giao thông, kỹ thuật đô thị, kỹ thuật môi trường nước, kỹ thuật vật liệu, kỹ thuật công trình biển, khảo sát, và kỹ thuật xây dựng. Kỹ thuật xây dựng dân dụng và công nghiệp có mặt ở mọi cấp độ: trong phạm vi công cộng, nhà nước đến tư nhân, và rộng hơn là trên khu vực và quốc tế.

Tên ngành, nghề: XÂY DỰNG DÂN DỤNG CÔNG NGHIỆP

Mã ngành, nghề: 5580202

Trình độ đào tạo: Trung cấp

Hình thức đào tạo: Chính quy

Đối tượng tuyển sinh: Người học đã tốt nghiệp trung học cơ sở và tương đương trở lên.

Thời gian đào tạo: 18 tháng

  1. Mục tiêu đào tạo

1.1. Mục tiêu chung:

Đào tạo người lao động có trình độ THCN chuyên ngành XDDD&CN. Có khả năng làm việc với các cơ sở sản xuất, kinh doanh.

Sau khi tốt nghiệp có thể thực hiện:

+ Đọc, vẽ đươc các bản vẽ kỹ thuật thông thường

+ Quản lý sử dụng được các máy móc, thiết bị xây dựng dân dụng & công nghiệp.

+ Nắm vững quy phạm kỹ thuật, quy trình xây, trát của công trình xây dựng. Trợ lý cho kỹ sư triển khai các nhiệm vụ cụ thể của chuyên môn.

+  Có thể dự toán khối lượng công việc, định mức vật liệu, nhân công trong các công trình xây dựng.

1.2. Mục tiêu cụ thể:   

1.2.1.  Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp.

– Kiến thức:

+ Nêu được các quy định của bản vẽ thiết kế công trình xây dựng; trình bày đựơc phương pháp đọc một bản vẽ thiết kế;

+ Trình bày được các kiến thức cơ bản và chuyên môn của các công việc của nghề Kỹ thuật xây dựng (đào móng, xây gạch, trát, lát, láng, ốp, gia công, lắp dựng và tháo dỡ cốp pha, giàn giáo, gia công lắp đặt cốt thép, trộn đổ đầm bê tông, lắp đặt các cấu kiện loại nhỏ, lắp đặt thiết bị vệ sinh, bả ma tít, sơn vôi ) nhằm phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm và hạ giá thành sản phẩm;

+ Nêu được quy trình thi công các công việc được giao thực hiện;

+ Nêu được ứng dụng một số thành tựu kỹ thuật – công nghệ, vật liệu mới ở một phạm vi nhất định vào thực tế nơi làm việc;

+ Tổ chức sản xuất và tìm kiếm việc làm.

– Kỹ năng:

+ Đọc được bản vẽ kỹ thuật và xác định được vị trí, kích thước của công trình;

+ Sử dụng được các loại máy, dụng cụ và một số thiết bị chuyên dùng trong nghề xây dựng;

+ Làm được được các công việc của nghề kỹ thuật xây dựng như: đào móng, xây gạch, trát, lát, láng, ốp, gia công, lắp dựng và tháo dỡ cốp pha, giàn giáo, gia công lắp đặt cốt thép, trộn đổ đầm bê tông, lắp đặt các cấu kiện loại nhỏ, lắp đặt thiết bị vệ sinh, bả ma tít, sơn vôi và một số công việc khác: lắp đặt mạng điện sinh hoạt, lắp đặt đường ống cấp, thoát nước trong nhà;

+ Xử lý được các sai phạm nhỏ thường gặp trong quá trình thi công.

Việc làm xây dựng tại timviec365.vn

1.2.2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng:

– Chính trị, đạo đức

+ Chấp hành chủ trương, chính sách và pháp luật của Nhà nước;

+ Xác định rõ trách nhiệm của cá nhân đối với tập thể và xã hội;

+ Luôn có ý thức học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ đáp ứng nhu cầu của công việc.

– Thể chất, quốc phòng

+ Thể chất:

Sức khỏe đạt yêu cầu theo phân loại của Bộ Y tế;

Có hiểu biết về các phương pháp rèn luyện thể chất, ý thức xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

+ Quốc phòng:

Học sinh được trang bị đầy đủ kiến thức môn học giáo dục quốc phòng.

1.3. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:  

+ Làm thợ thực hiện các công việc thuộc lĩnh vực xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp thuộc các doanh nghiệp xây dựng;

+ Tự tổ chức tổ/nhóm thợ thực hiện các công việc của nghề xây dựng.

Xây dựng cầu đường

Xây dựng cầu đường là một trong những ngành thuộc lĩnh vực xây dựng cơ bản.

Xây dựng cầu đường chiếm một tỉ trọng lớn trong lĩnh vực xây dựng cơ bản. Nhiệm vụ của ngành này là tạo ra một mạng lưới giao thông đường bộ thông suốt.

Tên ngành, nghề: Xây dựng cầu đường

Mã ngành, nghề: 5580203

Trình độ đào tạo: Trung cấp

Hình thức đào tạo: Chính quy

Đối tượng tuyển sinh: Người học đã tốt nghiệp trung học cơ sở và tương đương trở lên.

Thời gian đào tạo: 18 tháng

  1. Mục tiêu đào tạo

1.1. Mục tiêu chung:

Đào tạo cho học sinh trở thành người lao động có trình độ THCN chuyên ngành xây dựng cầu đường, có khả năng tổ chức, quản lý, thi công một hạng mục công trình hoặc các công trình có quy mô nhỏ, làm việc tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, các cơ quan và các tổ chức xã hội.

Đạt yêu cầu về tiêu chuẩn chung quy định cho cán bộ Trung học chuyên nghiệp do bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.

Sau khi tốt nghiệp có thể thực hiện:

+ Đọc, vẽ đươc các bản vẽ kỹ thuật thông thường

+ Nắm vững quy phạm kỹ thuật, quy trình xây, trát của công trình xây dựng. Trợ lý cho kỹ sư triển khai các nhiệm vụ cụ thể của chuyên môn.

+  Có thể dự toán khối lượng công việc, định mức vật liệu, nhân công trong các công trình xây dựng.

1.2. Mục tiêu cụ thể:   

1.2.1.  Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp.

  • Kiến thức

+ Nhằm đào tạo cho học sinh biết được các phương pháp thi công Cầu đường bộ;

+ Trình bày được đặc điểm cấu tạo các cấu kiện công trình Cầu đường bộ;

+ Biết tổ chức vị trí làm việc đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh môi trường và đạt năng suất cao.

  • Kỹ năng:

+ Sử dụng được một số dụng cụ và công cụ thi công Cầu đường bộ;

+ Thi công được các loại nền đường, mặt đường;

+ Có khả năng kèm cặp thợ bậc thấp;

+ Có khả năng làm việc độc lập, có khả năng tự học tập, hoặc học lên

1.2.2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng:

  • Chính trị, đạo đức:

+ Có nhận thức đúng về chủ nghĩa Mác – Lê nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước trong cách mạng giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội; hiểu biết hiến pháp, pháp luật; có đạo đức lương tâm nghề nghiệp, lòng yêu nghề và tinh thần trách nhiệm cao trong công tác; có sức khỏe, ý thức tổ chức kỷ luật và tác phong công nghiệp.

–  Thể chất, quốc phòng:

+ Trang bị cho người học các kiến thức, kỹ năng cơ bản về thể dục thể thao, biết cách áp dụng vào việc tăng cường và bảo vệ sức khỏe;

+ Giáo dục cho người học lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, những hiểu biết cần thiết về quốc phòng toàn dân và lực lượng vũ trang nhân dân, xây dựng ý thức bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN;

+ Trang bị cho người học một số kiến thức kỹ năng quân sự cần thiết làm cơ sở để học sinh thực hiện nhiệm vụ quân sự trong nhà trường, vận dụng nghề nghiệp chuyên môn phục vụ Quốc phòng và sẵn sàng tham gia lực lượng vũ trang bảo vệ Tổ quốc;

+ Thực hiện rèn luyện một số kỹ năng quân sự cần thiết, rèn luyện tác phong, nếp sống tập thể có kỷ luật, góp phần vào thực hiện các mục tiêu đào tạo toàn diện của nhà trường.

1.3. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:

Khi tốt nghiệp ra trường là kỹ thuật viên thi công cầu đường ở các doanh nghiệp quốc doanh hoặc các thành phần kinh tế khác; tham gia các đội xây dựng mới hoặc duy tu, bảo dưỡng công trình cầu đường bộ.